Sử dụng thuốc Lorastad – 10mg như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất và bảo đảm an toàn cho người sử dụng là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.
- Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Mecobalamin bảo đảm an toàn nhất
- Cẩn trọng trước khi sử dụng thuốc giảm đau Codein Phosphat
- Thời gian đăng ký tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm năm 2018
- Điều kiện xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng chính quy năm 2018 là gì?
Thuốc Lorastad – 10mg có công dụng gì?
Thuốc Lorastad – 10mg là một loại biệt dược có công dụng điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, ngứa và mày đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để sử dụng thuốc Lorastad – 10mg một cách an toàn và hiệu quả, đây cũng là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh được gửi về chuyên mục tin tức ngành Y Dược thời gian vừa qua.
Thuốc Lorastad – 10mg là thuốc gì?
Thuốc Lorastad – 10mg có tên quốc tế là thuốc loratadine, là một loại thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương.
Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Thuốc Lorastad – 10mg còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin rất hiệu quả.
Về Dược động học của thuốc lorastad thì thuốc Lorastad – 10mg được hấp thụ nhanh chóng sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình của loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ, 97% loratadin liên kết với protein huyết tương.
Nửa đời của loratadin là 17 giờ và của descarboetho- xyloratadin là 19 giờ. Nửa đời của thuốc biến đổi nhiều giữa các cá thể, không bị ảnh hưởng bởi urê máu, tăng lên ở người cao tuổi và người xơ gan.
Ðộ thanh thải của thuốc là 57 – 142 ml/phút/kg và không bị ảnh hưởng bởi urê máu nhưng giảm ở người bệnh xơ gan. Thể tích phân bố của thuốc là 80 – 120 lít/kg.
Thuốc Lorastad – 10mg được chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu tiên bởi hệ enzym microsom cytochrom P450; loratadin chủ yếu chuyển hóa thành descarboethoxyloratadin, là chất chuyển hóa có tác dụng dược lý. Khoảng 80% tổng liều của loratadin bài tiết ra nước tiểu và phân ngang nhau, dưới dạng chất chuyển hóa, trong vòng 10 ngày.
Tác dụng kháng histamin của thuốc xuất hiện trong vòng 1 – 4 giờ, đạt tối đa sau 8 – 12 giờ, và kéo dài hơn 24 giờ sau khi uống thuốc.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Lorastad – 10mg an toàn, đúng cách
Để sử dụng thuốc Lorastad – 10mg một cách hiệu quả và an toàn thì người bệnh cần phải tuân thủ đúng chỉ định, liều lượng mà bác sĩ đã đưa ra cho từng đối tượng cụ thể như:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Đối tượng này có thể sử dụng thuốc Lorastad – 10mg với liều lượng một viên nén 10 mg loratadin hoặc 10 ml (1 mg/ml) siro loratadin, dùng một lần/ngày hoặc dùng một viên nén Claritin – D (loratadin 10 mg với pseudoephedrin sulfat 240 mg).
Với trẻ em từ 2 đến 12 tuổi: Liều lượng sử dụng thuốc Lorastad – 10mg đối với đối tượng này phải dựa theo trọng lượng của cơ thể, nếu trọng lượng cơ thể nặng hơn 30kg thì liều lượng khoảng 10 ml (1 mg/ml) siro loratadin, một lần hàng ngày
Trọng lượng cơ thể < 30 kg: 5 ml (1 mg/ml) siro loratadin, một lần hàng ngày.
Với những người bệnh suy gan, suy thận nặng có thể dùng thuốc với liều lượng ban đầu là 1 viên nén 10 mg loratadin hoặc 10 ml (1 mg/ml) siro loratadin, cứ 2 ngày một lần.
Lưu ý: Trong suốt quá trình sử dụng thuốc với bất kỳ đối tượng nào thì đều cần phải được theo dõi của các bác sĩ có chuyên môn, nếu xuất hiện những triệu chứng khác lạ thì có thể phát hiện và xử lý kịp thời, tránh gây tổn hại cho sức khỏe.
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc Lorastad – 10mg
Đối tượng không được sử dụng thuốc Lorastad – 10mg
Thuốc Lorastad – 10mg được chỉ định sử dụng với những người bệnh viêm mũi dị ứng, viêm mũi kết mạc dị ứng, ngứa và mày đay liên quan đến histamin.
Theo giảng viên lớp Cao đẳng Dược Hà Nội hệ Liên thông có khuyến cáo, thuốc Lorastad – 10mg không được sử dụng cho những bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, người mắc các bệnh lý về gan, thận… Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc Lorastad – 10mg có thể khiến miệng bị khô, đặc biệt là ở người cao tuổi, làm tăng nguy cơ gây sâu răng, do đó trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần phải vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn.
Với phụ nữ đang mang thai cần phải tuyệt đối cẩn trọng khi sử dụng thuốc Lorastad – 10mg để hạn chế nguy cơ gây ảnh hưởng tới thai nhỉ, tốt hơn hết là không nên sử dụng khi không cần thiết và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Phụ nữ cho con bú: Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ. Nếu cần sử dụng loratadin ở người cho con bú, chỉ dùng loratadin với liều thấp và trong thời gian ngắn.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi dùng thuốc Lorastad – 10mg
Sau khi sử dụng thuốc Lorastad – 10mg người bệnh có thể xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, miệng khô, hoa mắt, chóng mặt, khô mũi, hắt hơi liên tục…thậm chí có trường hợp bị trầm cảm, nhịp tim đập nhanh, loạn, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, rối loạn chức năng gan, thận, xuất hiện phát ban trên da, nổi mày đay và choáng phản vệ sau khi dùng thuốc Lorastad – 10mg. Với những trường hợp này thì ngay khi thấy những biểu hiện lạ trên cơ thể thì cần ngưng sử dụng thuốc ngay lấp tức và báo cáo với các bác sĩ để nhận định và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Cần thận trọng không nên dùng thuốc Lorastad – 10mg cùng với những loại thuốc biệt dược như: cimetidin, ketoconazol và erythromycin bởi có thể gây ra tương tác, làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ có thể xảy ra.