Những điều cần phải biết khi sử dụng thuốc Paracetamol

3640

Paracetamol là thuốc gì? có công dụng như thế nào và có gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng hay không? đó là những thắc mắc của rất nhiều người tiêu dùng thời gian qua.

Thông tin cần biết về Thuốc Paracetamol

Thông tin cần biết về Thuốc Paracetamol

Paracetamol là loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đau đầu, đau khớp, đau lưng, đau răng và đặc biệt được sử dụng nhiều trong việc hạ sốt. Loại thuốc này có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc trên cả nước, cho nên có không ít người mua thuốc paracetamol về sử dụng mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ, điều này là rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc thậm chí là tử vong nếu sử dụng không đúng cách, không đúng mục đích.

Chỉ định của thuốc Paracetamol

Trong thuốc Paracetamol có chất acetaminophen giúp giảm đau và hạ sốt hiệu quả có thể thay thế aspirin. Paracetamol giúp làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Người bị đau đầu, đau lưng, đau khớp, đau răng… ở mức độ nhẹ hay bị sốt được chỉ định sử dụng thuốc paracetamol để điều trị rất hiệu quả.

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc paracetamol nếu người bệnh bị thiếu máu hay mắc các bệnh tim, phổi, thận hay bệnh gan, người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc và người bị thiếu hụt trầm trọng glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Trong quá trình sử dụng thuốc cần tránh tuyệt đối rượu bia và các chất kích thích sẽ làm tổn hại nghiêm trọng cho gan.

Một số lưu ý trước khi sử dụng thuốc Paracetamol

Một giảng viên đang công tác taị Trường Cao đẳng Y Dược trên địa bàn Hà Nội cho biết, việc sử dụng thuốc Paracetamol để điều trị chứng đau nhức hay hạ sốt cần phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc paracetamol với liều lượng vượt mức cho phép, điều này không chỉ không làm bệnh tình thuyên giảm mà còn đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của người sử dụng. Lưu ý, liều dùng thuốc paracetamol với người lớn là 4g mỗi ngày, với trẻ nhỏ trên 2 tuổi thì cần phải dựa vào số cân nặng của trẻ để cho trẻ sử dụng.

Trước khi dùng thuốc paracetamol, hãy nói với bác sĩ nếu bạn bị bệnh gan hoặc có tiền sử nghiện rượu. Không được sử dụng thuốc này để rị ho, cảm lạnh, dị ứng hoặc thuốc giảm đau mà không có ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cẩn trọng khi cho trẻ dùng thuốc Paracetamol

Cẩn trọng khi cho trẻ dùng thuốc Paracetamol

Trong thuốc Paracetamol có chứa nhiều loại biệt dược, do đó nếu sử dụng cùng một lúc nhiều loại thuốc, có thể sẽ vô tình sử dụng quá liều paracetamol. Vì vậy, bạn nên kiểm tra tất cả các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để xem nó có chứa paracetamol, Acetaminophen hay APAP không. Bạn tránh uống rượu trong khi dùng thuốc này, bởi rượu có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương gan trong khi dùng thuốc paracetamol.

Với phụ nữ đang mang thai thì tốt hơn hết là không nên sử dụng thuốc paracetamol, để tránh nguy cơ làm tổn hại tới sức khỏe của thai nhi. Một nghiên cứu cũng cho biết rằng nếu phụ nữ đang mang thai thường xuyên phải sử dụng thuốc paracetamol thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc paracetamol an toàn

Theo như chia sẻ trên chuyên mục tin tức ngành Y Dược thì về cách dùng, thông thường thuốc paracetamol thường dùng để uống, với những người không thể uống được có thể sử dụng dạng thuốc đạn đặt trực tràng với liều lượng cao hơn dạng uống.

Để giảm nguy cơ gây quá liều khi sử dụng thuốc thì không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, người lớn và trẻ trên 11 tuổi liều paracetamol thường dùng hoặc đưa vào trực tràng là 325 – 650 mg, cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết nhưng không quá 4 g một ngà y, liều một lần lớn hơn 1 g.

Để giảm đau hoặc hạ sốt, trẻ em có thể uống hoặc đưa vào trực tràng cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần: tr ẻ em 1 – 2 tuổi, 120 mg, trẻ em 4 – 11 tháng tuổi, 80 mg; và trẻ em tới 3 tháng tuổi, 40 mg. Liều trực tràng cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng tuỳ theo mỗi bệnh nhi. Liều uống thường dùng của paracetamol, dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài 650 mg, để giảm đau ở người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên là 1,3 g cứ 8 giờ một lần khi cần thiết, không quá 3,9 g mỗi ngà y. Viên nén paracetamol giải phóng kéo dài, không được nghiền nát, nhai hoặc hoà tan trong chất lỏng.

Không uống paracetamol dạng thuốc đặt hậu môn. Thuốc chỉ dùng cho trực tràng. Bạn nên rửa tay trước và sau khi đặt viên thuốc vào hậu môn.

Hãy cố gắng làm rỗng ruột và bàng quang ngay trước khi sử dụng thuốc đặt hậu môn paracetamol. Để dùng thuốc dạng đặt trực tràng hiệu quả nhất thì sau khi đặt thuốc vào hậu môn hãy giữ viên thuốc ngủ trong vài phút. Thuốc sẽ tan nhanh chóng sau khi chèn vào hậu môn. Sau khi dùng thuốc nên tránh đi vệ sinh hay đi tắm.

Với thuốc paracetamol dạng sủi bọt, trước khi dùng hãy hoà tan một gói thuốc trong ít nhất 118ml nước. Khuấy hỗn hợp này và uống hết ngay. Để đảm bảo bạn uống đủ liều, hãy thêm một ít nước vào ly thuốc bạn vừa uống xong, khuấy nhẹ nhàng và uống ngay.

Trường hợp cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức

Nếu sau khi sử dụng thuốc paracetamol mà có những biểu hiện như: vẫn sốt sau khi dùng thuốc được 3 ngày, xuất hiện các nốt ban đỏ trên da, đau đầu liên tục, buồn nôn và nôn các triệu chứng phát triển mạnh hơn và xuất hiện thêm triệu chứng mới, cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, rất có thể đã bị ngộ độc thuốc.

Khi bị ngộ độc thuốc do sử dụng thuốc Paracetamol sẽ khiến cho da xanh tím, niêm mạc và móng tay đây là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p – aminophenol.

Trường hợp ngộ độc thuốc nặng có thể kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương, sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông, mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Truỵ mạch do giảm oxy huyết tương đối và do tác dụng ức chế trung tâm,tác dụng này chỉ xảy ra với liều rất lớn. Sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều. Cơn co giật nghẹt thở gây tử vong có thể xảy ra. Thường hôn mê xảy ra trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.

Xử lý khi bị ngộ độc thuốc Paracetamol

Xử lý khi bị ngộ độc thuốc Paracetamol

Xử lý thế nào khi bị ngộ độc thuốc Paracetamol

Sau khi sử dụng thuốc mà người bệnh có những biểu hiện như trên cần phải lập tức ngưng sử dụng thuốc và nhanh chóng đưa tới bệnh viện để được xử lý kịp thời, bảo vệ tính mạng. Việc điều trị hiệu quả nhất lúc này là  điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. N – acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống paracetamol. Ngoài ra có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối, hoặc nước chè đặc để làm giảm hấp thu paracetamol.

Hi vọng rằng với bài viết này, mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức cần thiết về thuốc Paracetamol để có thể sử dụng an toàn, hiệu quả loại thuốc đang được bán rất nhiều trên thị trường này!

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn