Tìm hiểu toàn bộ thông tin về thuốc Epirubicin

465

Epirubicin thuộc nhóm thuốc anthracyclines hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ để dùng đúng cách.

Tìm hiểu toàn bộ thông tin về thuốc Epirubicin Tìm hiểu toàn bộ thông tin về thuốc Epirubicin

Epirubicin có tác dụng như thế nào?

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thuốc epirubicin được dùng để điều trị ung thư vú. Bên cạnh đó, thuốc còn được dùng để điều trị các bệnh ung thư khác (như ung thư xương).

Epirubicin thuộc nhóm thuốc anthracyclines hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

Hướng dẫn liều dùng thuốc epirubicin cho người lớn

Liều thông dùng thuốc epirubicin cho người lớn mắc bệnh ung thư vú:

  • Liều lượng ban đầu: 100-120 mg/m2 da truyền tĩnh mạch mỗi 3-4 tuần.
  • Tất cả liều thuốc thuốc epirubicin có thể được tiêm vào ngày 1 của mỗi chu kỳ hoặc chia đều và tiêm vào ngày 1 và 8 của mỗi chu kỳ.

Lưu ý: Liều lượng được dùng như một phần của liệu pháp điều trị hỗ trợ bệnh nhân có khối u ở nách sau khi cắt bỏ khối u chính.

Hướng dẫn liều dùng thuốc epirubicin cho trẻ em

Ở đối tượng trẻ em, liều dùng thuốc epirubicin vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Theo đó, bạn nên tìm hiểu và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ dùng.

Những dạng và hàm lượng của thuốc epirubicin

Trên thị trường hiện nay, thuốc epirubicin được sản xuất ở dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc epirubicin bột pha tiêm, thuốc tiêm, dạng muối hydrochloride: 50 mg.
  • Dung dịch, thuốc tiêm, dạng muối hydrochloride [không chất bảo quản]: 200 mg/100 ml (100 ml); 50 mg/25 ml (25 ml).

Tác dụng phụ khi dùng thuốc epirubicin

Theo giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thuốc epirubicin có các tác dụng phụ thông thường như: buồn nôn; nôn mửa (nặng); đỏ bừng mặt; tiêu chảy; đau bụng; da hoặc móng tay thay đổi màu sắc; rụng tóc tạm thời; mắt đỏ; mí mắt sưng húp; mất kinh; cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi.

Bên cạnh đó, người dùng còn có thể gặp các tác dụng phụ như: khó thở; phát ban; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Tuy nhiên không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên và có thể xuất hiện những tác dụng phụ khác không được đề cập. Theo đó, nếu xuất hiện các tình trạng phản ứng phụ khác biệt thì bạn nên báo ngay với bác sĩ/dược sĩ để được hướng dẫn và giải quyết.

Thuốc Epirubicin

Thuốc Epirubicin

Tương tác thuốc

Thuốc epirubicin có thể gây ra tương tác thuốc không mong muốn. Nếu cả 2 loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ có thể hiệu chỉnh liều và khoảng cách liều của cả 2 thuốc.

  • Vắc xin virus cum, vi khuẩn sống;
  • Vắc xin ngừa bệnh quai bị, vi khuẩn sống;
  • Vắc xin đậu mùa;
  • Vắc xin thương hàn;
  • Vắc xin thủy đậu;
  • Vắc xin virus bệnh sởi, vi khuẩn sống;
  • Vắc xin Adenovirus loại 4, vi khuẩn sống;
  • Vắc xin Adenovirus loại 7, vi khuẩn sống;
  • Vắc xin Bacillus Calmette và Guerin, vi khuẩn sống;
  • Vắc xin Rubella, vi khuẩn sống;
  • Trastuzumab;
  • Vắc xin sốt vàng da.

Sử dụng thuốc này với các loại thuốc cimetidine có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ, nhưng sử dụng chung cả 2 thuốc có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho bạn. Trường hợp cả 2 thuốc được chỉ định chung, bác sĩ có thể hiệu chỉnh liều và khoảng cách liều của một hoặc cả 2 loại thuốc.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc epirubicin?

Tình trạng sức khỏe của người dùng có thể ảnh hưởng đến việc dùng thuốc epirubicin. Đặc biệt là các trường hợp sau:

  • Có tiền sử bệnh gút;
  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận;
  • Bệnh tim;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Suy tim sung huyết;
  • Bệnh tim nghiêm trọng;
  • Các vấn đề về nhịp tim (ví dụ, loạn nhịp tim);
  • Bệnh gan;
  • Nhiễm trùng.

Lưu ý: Toàn bộ thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và những thông tin này không thay thế cho lời khuyên của các cán bộ y tế. Theo đó, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe và hiệu quả của thuốc.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn