Hướng dẫn phòng bệnh xương khớp khi trời lạnh mưa phùn

1033

Tiết trời lạnh kèm theo mưa phùn là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về xương khớp phát triển ở cả người già, người trẻ và bạn cần có giải pháp phòng ngừa chúng.

Hướng dẫn phòng bệnh xương khớp khi trời lạnh mưa phùn
Hướng dẫn phòng bệnh xương khớp khi trời lạnh mưa phùn

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Cơ thể bị nhiễm lạnh khi nhiệt độ giảm sẽ làm quá trình tuần hoàn máu đến các khớp bị giảm đi, độ kết dính niêm dịch tăng lên khiến các hoạt động của các khớp bị ảnh hưởng. Người mắc các bệnh về xương khớp sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như đau, sưng tấy ở cổ tay, bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân, chức năng của tay chân kém linh hoạt ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

Bên cạnh đó những người mắc bệnh loãng xương cũng dẫn đến đau nhức xương khớp hoặc béo phì, thừa cân cũng gây tác động xấu đến các khớp do phải chịu sức nặng của cơ thể. Các chuyên gia trả lời trên các diễn đàn bệnh học, Tin tức Y Dược Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu,… cảnh báo nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các khớp bị thoái hóa.

Đối tượng dễ mắc bệnh xương khớp nhất?

Khi lớn tuổi, các tế bào khớp sẽ bị thoái hóa, gân và dây chằng bị phân đoạn, khô cằn khiến khớp trở nên kém linh hoạt, sức co dãn, bền bỉ, sức căng lực không còn như thời trẻ. Độ tuổi dễ mắc các bệnh về cơ xương khớp nhất rơi vào khoảng  45-55, nữ giới nguy cơ mắc cao hơn nam giới gấp 3 lần. Đặc biệt, đối tượng mắc bệnh xương khớp có dấu hiệu trẻ hóa khi trẻ em dưới 16 tuổi cũng bị một số bệnh thấp khớp thường gặp.

Bên cạnh đó những người thừa cân, béo phì cũng dễ mắc các bệnh về khớp đầu gối và viêm khớp hông. Ngoài ra, người có dị dạng về khớp, bị các chấn thương về khớp hoặc không bổ sung dinh dưỡng tốt cho xương khớp cũng dễ dẫn tới tình trạng đau khớp.

Tập thể dục phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả.
Tập thể dục phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả.

Giải pháp phòng ngừa bệnh xương khớp

Bài học phòng ngừa bệnh cơ xương khớp hiệu quả không thể bỏ qua đối với các sinh viên Cao đẳng Y Dược chính là giữ ấm cơ thể. Đặc biệt vào mùa đông, người bệnh cần giữ ấm cơ thể bằng cách mặc ấm, quàng khăn, đeo găng tay tất chân, đầu đội mũ ấm để không ảnh hưởng xấu đến xương khớp. Khi các khớp có dấu hiệu nhức mỏi hãy làm nóng các vùng xung quanh vị trí đau bằng cách xoa bóp, cạo gió giúp các mạch máu giãn ra, dễ dàng vận chuyển máu đi nuôi các khớp, giảm đau nhức khớp. Bên cạnh đó cần tắm, sinh hoạt bằng nước nóng, trong phòng kín gió và lau người khô và mặc quần áo nhanh ngay khi tắm xong đề phòng cảm lạnh và đau nhức xương khớp.

Người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhằm bổ sung các chất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp, cơ thể như bổ sung, tăng cường canxi, vitamin C, D. Uống nhiều sữa và ăn các sản phẩm chế biến từ đậu tương giúp tăng cường cơ xương, ngăn ngừa viêm khớp và bảo vệ tim mạch. Những thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong cá hồi và các loại hạt, rau lá xanh giúp giảm tình trạng viêm đau khớp của người bệnh. Đặc biệt các nữa Điều dưỡng tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội lưu ý đến người bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần hạn chế ăn các chất béo, cá tôm biển, hải sản như tảo,… hay các sản phẩm quá chua hay mặn…

Bên cạnh đó việc thực hiện các bài tập thể dục, vật lý trị liệu,… theo hướng dẫn của các Kỹ thuật viên đào tạo bài bản như Văn bằng 2 Cao đẳng Vật lý trị liệu, Đại học Cao đẳng Y Dược chính quy,…Việc luyện tập tốt giúp cơ thể kiểm soát lượng mỡ dư thừa, chống thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên cơ xương khớp, nguy hiểm cho người bị bệnh.

Với những giải pháp phòng ngừa trên, những cơn đau nhức xương khớp sẽ khó có cơ hội phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe, vận động của bạn. Cần nhớ rằng, việc khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện và phòng bệnh hiệu quả nhất!

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn