Để ngày Tết không chỉ vui mà còn khỏe thì người mắc bệnh đái tháo đường nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt tích cực.
- Tránh xa món bánh chưng ngày Tết nếu bạn thuộc diện cảnh báo
- Điểm mặt những loại thuốc dễ gây mụn trứng cá
- Thực phẩm cần tránh xa trong ngày “đèn đỏ” nếu muốn khỏe mạnh
Chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến sức khỏe, nếu xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học thì bạn sẽ có một cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và ngược lại, nếu buông bỏ, ăn uống tùy ý thì chính bạn đang rút ngắn tuổi thọ của chính mình. Đặc biệt với những người mắc bệnh như đái tháo đường thì chế độ ăn uống vô cùng quan trọng, chỉ cần thỏa mãn cái bụng thì bạn đang tự hại chỉ mình. Vì vậy, bạn nên lưu ý trong chế độ ăn ngày Tết đối với người bệnh đái tháo đường mà Tin tức ngành Y Dược tổng hợp ngay dưới đây:
Đảm bảo ăn đúng giờ, không bỏ bữa
Đối với người mắc bệnh đái tháo đường thì việc ăn đúng giờ, không bỏ bữa là điều tiên quyết không nên làm sai. Trong trường hợp bắt buộc phải chờ đợi thì bạn nên ăn tạm một chiếc bánh quy hay một quả quýt nhỏ, tránh để bị đói quá dễ gây đến hạ đường huyết.
Hạn chế ăn hoa quả theo lời khuyên của bác sĩ
Vào những ngày Tết sẽ có rất nhiều các loại quả ngon mà người bệnh khó có thể kiềm chế. Tuy nhiên người bệnh nên tuân thủ lượng thức ăn theo đúng tư vấn của bác sĩ, không nên uống nước ép hoa quả có đường.
Giữ ổn định lượng thực phẩm không khác nhiều so với ngày thường
Tại các chuyên mục tư vấn sức khỏe trực tiếp và gián tiếp do Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổ chức, các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội khuyến cáo: bữa ăn của người mắc bệnh đái tháo đường cầ đủ 4 nhóm thực phẩm gồm bột đường, đạm, chất béo, rau và hoa quả. Người bệnh cần giữ chế độ ăn uống ổn định, không thay đổi nhiều so với ngày thường.
Người bệnh cần đặc biệt chú ý chỉ căn vừa đủ, không nên ăn nhiều, giữ lượng chất bột đường ổn định trong các bữa ăn do một số món ăn truyền thống ngày Tết như bánh chưng, xôi có chứa nhiều đường. Chỉ cần người bệnh đái tháo đường ăn non nửa bát xôi, một phần tám chiếc bánh chưng thì lượng tinh bột tương đương với khi ăn một lưng bát cơm tẻ.
Cần ăn vừa phải các món ăn như thịt đông, giò xào, măng, chả do chứa nhiều chất béo. Đồng thời tăng cường ăn rau xanh như súp lơ, su hào,… do có tác dụng giúp cho tinh bột trong bữa ăn hấp thu chậm hơn.
Hạn chế rượu, bia
Mặc dù người mắc bệnh đái tháo đường có thể uống 70 ml rượu vang (một ly rượu nhỏ), 30 ml một ngày rượu nếp tự nấu hoặc rượu mạnh như Vodka 40 độ hay 200 ml bia (nửa lon bia) nhưng người bệnh chỉ được uống sau khi đã ăn một lúc và không vượt quá số lượng quy định bởi khi say rất dễ bị hạ đường huyết.
Dễ tăng đường huyết nếu ăn nhiều mứt, kẹo, bánh
Do các loại mứt dừa, táo, bí, bánh kẹo nếu ăn nhiều sẽ làm đường máu tăng nhanh nên người bệnh chỉ nên ăn từ 1 đến 2 miếng mỗi ngày. Các loại hạt như hạt bí, hướng dương, hạt dẻ… trong kiến thức Cao đẳng Y cho biết chứa nhiều năng lượng, cung cấp chất béo nên người bệnh chỉ nên ăn ít, tránh thừa năng lượng.
Vận động tích cực
Mặc dù ngày Tết thường được coi là thời gian để nghỉ ngơi, tuy nhiên đối với người mắc bệnh đái tháo đường thì vẫn cần duy trì các hoạt động thể lực ở mức có thể như đi bộ. Với những người vận động quá nhiều thì cần ăn đủ và có thể ăn nhiều hơn nhằm phòng trường hợp bị hạ đường máu. Những thực phẩm phòng hạ đường máu có thể là hoa quả, bánh kẹo hoặc hộp sữa.
Đón Tết vui vẻ không lo bệnh đái tháo đường, người bệnh nên tuân thủ những lưu ý trên, đồng thời khám sức khỏe định kỳ để kịp thời xử lý nếu bệnh xuất hiện tình trạng xấu. Chúc bạn có sức khỏe tốt để ăn Tết vui vẻ!