Bệnh thoái hóa khớp gối ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và có thể gây tàn phế, do vậy việc nhận biết sớm bệnh thoái hóa khớp gối để phòng và điều trị là rất cần thiết.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: nguyên nhân và các biện pháp điều trị
- Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho việc điều trị
- Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối theo hướng dẫn của chuyên gia
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thoái hóa khớp là tình trạng hư hỏng phần sụn, đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm ở đó và giảm sút lượng dịch nhày giúp bôi trơn, gây đau, hạn chế vận động và cứng khớp. Bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp ở những người tuổi trung niên trở lên, tuy nhiên hiện nay số người trẻ mắc bệnh có xu hướng gia tăng. Việc nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối để phòng và điều trị là rất cần thiết.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hóa khớp gối có thể nhận thấy các dấu hiệu sau đây:
- Cứng khớp:
Bệnh nhân có thể nhận thấy dấu hiệu này vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi lâu (khoảng 15 – 30 phút), người bệnh phải vận động một lúc mới trở lại bình thường.
- Xuất hiện các tiếng kêu lạo xạo, rắc rắc, lục cục khi co duỗi các khớp:
Đây cũng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân bị thoái hóa khớp, kèm theo đó bệnh nhân cảm thấy bị đau, mỏi nhức các khớp.
- Đi lại, vận động khó khăn:
Bác sĩ, giảng viên văn bằng 2 Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, khi bị thoái hóa khớp sẽ khiến bệnh nhân đi lại và vận động trở nên khó khăn như: đi khập khiễng, thoái hóa đốt sống cổ khiến người bệnh khó cúi, cơn đau lan xuống cánh tay khiến bệnh nhân có cầm nắm đồ vật… khi vận động nhiều cơn đau càng tăng lên.
- Cảm thấy đau khi thực hiện các động tác như: leo cầu thang, ngồi xổm
- Bị đau khớp khi tăng cân:
Những người thừa cân có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn những người bình thường. Khi tăng cân, người bệnh sẽ cảm thấy đau tại các khớp, nhất là ở vị trí các khớp lớn gánh đỡ trọng lượng cơ thể như khớp gối, khớp gót chân, khớp háng…
Nhận biết sớm triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp để điều trị kịp thời
Các phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối
Bác sĩ Bùi Thị Huỳnh, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện nay có một số phương pháp để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp như:
– Chụp X-quang: phương pháp này giúp phát hiện dấu hiệu hẹp khe khớp, mọc gai ở thân xương và xương bánh chè, tăng đậm độ xương dưới sụn, hiện tượng vôi hóa ở gân khoeo sau.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: phương pháp này giúp quan sát hình ảnh khớp trong không gian 3 chiều, phát hiện tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch.
– Siêu âm khớp: đây cũng là một trong những chỉ định để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp, phương pháp này giúp phát hiện tổn thương tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, đánh giá độ dày sụn khớp.
– Nội soi khớp: đây là một trong những phương pháp để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp, phương pháp này giúp quan sát trực tiếp và đánh giá chính xác mức độ tổn thương thoái hóa sụn khớp, phân biệt rõ ràng với các bệnh lý về khớp khác.
– Xét nghiệm máu và sinh hóa, xét nghiệm dịch khớp để kiểm tra bạch cầu, độ nhớt…
Để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, khi bệnh nhân thấy các dấu hiệu như đau nhức các khớp, cứng khớp, đi lại vận động khó khăn thì cần đi khám tại các bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn.