Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?

654

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến mất khả năng vận động, do vậy cần nhận biết các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng để điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?

Theo thống kê có đến hơn 30% dân số Việt Nam mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thường gặp ở độ tuổi lao động từ 20 đến 55 tuổi. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, lệch khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép và đau nhức. Tình trạng này rất hay gặp ở vùng thắt lưng, nhất là đốt sống L4-L5 và L5-S1 vì đây là bản lề vận động trọng yếu của cột sống, chịu áp lực lớn từ cơ thể.

Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Bác sĩ Lê Ngoan, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chia làm 3 giai đoạn với các triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Bao xơ bên ngoài chưa rách, nhân nhầy biến dạng. Ở giai đoạn này bệnh nhân có các dấu hiệu như: có cảm giác đau nhẹ, tê cứng ở vùng thắt lưng.

Giai đoạn 2: Bao xơ bị nứt, rách, nhân nhầy thoát ra ngoài. Bệnh nhân có các triệu chứng đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, kèm theo cảm giác như bị kim châm ở vùng thoát vị và phải sử dụng thuốc giảm đau.

Giai đoạn 3: Rễ thần kinh bị chèn ép nặng. Ở giai đoạn này bệnh nhân có dấu hiệu bị đau ở vùng thoát vị, kể cả khi bệnh nhân chỉ ngồi một chỗ, khi di chuyển và vận động thì cơn đau càng tăng lên. Cơn đau lan xuống chân, đù, bệnh nhân có cảm giác tê bì, nhức mỏi xương khớp, chân có cảm giác yếu đi, di chuyển khó khăn. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện khi bệnh trở nặng.

Một số dấu hiệu khác của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như: có cảm giác ngứa ran ở bàn chân, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, bị sốt, chức năng tình dục bị suy giảm…

Nguyên nhân nào gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

  • Do tuổi tác: Những người tuổi càng cao thì hệ xương khớp càng yếu dần đi, trong đó cột sống là bộ phận dễ bị tổn thương.
  • Do chấn thương: Các nguyên nhân như tai nạn giao thông, tai nạn lao động làm tổn thương đến vùng đĩa đệm gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Do hoạt động sai tư thế: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra thoát vị đĩa đệm, người bệnh làm việc nặng nhọc, mang vác vật nặng, làm việc ngồi sai tư thế khiến cho cột sống bị tổn thương làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.
  • Các yếu tố về bệnh lý: Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa…
  • Do cân nặng: Tình trạng thừa cân, béo phì tạo nên một áp lực lớn đến cột sống và dễ gây ra thoát vị đĩa đệm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Do bẩm sinh: Một số người sinh ra đã mắc các bệnh liên quan đến cột sống như: gai cột sống, gù vẹo… những người này có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn người bình thường.
  • Do chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: những người sử dụng thuốc lá, uống nhiều bia rượu… có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống.
  • Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống như: ăn uống không đủ dinh dưỡng, lười vận động, yếu tố di truyền…

Nhận biết triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưngNhận biết triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có điều trị được không?

Bác sĩ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp khó chữa dứt điểm, tuy vậy nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể cải thiện được đến 80 – 85%.

Một số phương pháp điều trị hiện nay như: điều trị nội khoa, ngoại khoa, điều trị bằng Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, các biện pháp hỗ trợ khác…

Khi bệnh nhân thấy những dấu hiệu đau nhức khu vực thắt lưng cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp, tránh để tình trạng bệnh nặng thêm.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn tổng hợp.