Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: nguyên nhân và các biện pháp điều trị

689

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý hay gặp, nếu không được điều trị đúng cách có thể tái phát và khiến người bệnh mất khả năng vận động.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: nguyên nhân và các biện pháp điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: nguyên nhân và các biện pháp điều trị

Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ dân số mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khá cao. Nhiều trường hợp phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách dẫn đến tái phát hoặc nặng hơn có thể dẫn đến mất khả năng vận động. Do vậy bệnh nhân cần phát hiện bệnh kịp thời và điều trị dứt điểm để tránh bệnh tiến triển ngày càng nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Bác sĩ Lê Ngoan, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bình thường cột sống của con người có 23 đĩa đệm (5 cổ, 11 lưng , 4 thắt lưng và 3 chuyển đoạn). Đĩa đệm nằm ở vị trí giữa các đốt sống với hình thấu kính lồi hai mặt, gồm nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. Nhờ có khả năng chun giãn của vòng sợi và dịch chuyển sinh lý của nhân nhầy mà đĩa đệm của chúng ta có tính thích ứng, đàn hồi cao, giúp cột sống tránh được những chấn động mạnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh xảy ra khi những chấn động này xảy ra rất thường xuyên khiến cột sống bị tổn thương, đĩa đệm bị chèn ép quá mức khiến bao xơ nút rách, nhân nhầy rồi bị thoát ra ngoài.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm cấp tính có thể xảy ra sau một chấn thương cột sống. Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra chủ yếu do hậu quả của bệnh lý thoái hóa cột sống.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Các biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, có 3 nhóm phương pháp điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm như sau:

Điều trị nội khoa:

Có thể áp dụng các liệu pháp Vật lý trị liệu, nghỉ ngơi, châm cứu, bấm huyết, kéo dãn, sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ.

Can thiệp tối thiểu:

Một số biện pháp can thiệp tối thiểu như giảm áp đĩa đệm bằng hóa tiêu nhân, bằng ozon oxygen, laser, sóng radio … cũng được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Điều trị bằng phẫu thuật.

Một số trường hợp thoát vị đĩa đệm cần phải phẫu thuật đó là những người bệnh không đáp ứng được với các biện pháp điều trị nội khoa sau 6 – 8 tuần, có biến chứng viêm loét dạ dày do dùng thuốc kéo dài, thoát vị gây rách bao xơ, có mảnh rời di trú, gây chèn ép rễ thần kinh cấp tính …

Một số trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần phải phẫu thuật cấp cứu nhằm tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra như liệt chân, dị cảm, rối loạn tiểu tiện, rối loạn cảm giác tăng cảm… Cụ thể gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng đuôi ngựa
  • Thoát vị đĩa đệm cấp tính sau chấn thương
  • Thoát vị đã gây liệt chân

Những trường hợp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cần lưu ý giữ gìn cho cột sống khỏe mạnh, sau phẫu thuật cần hạn chế lao động nặng, sai tư thế, vận động cột sống quá mức… Bệnh nhân cần được điều trị kết hợp với các biện pháp Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng bằng những bài tập chuyên biệt cho cột sống.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn.