Bác sĩ Vật lý trị liệu gợi ý 6 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

598

Để điều trị thoát vị đĩa đệm, ngoài việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể thực hiện một số bài tập yoga có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt, sau đây là một số bài tập người bệnh có thể áp dụng.

Bác sĩ Vật lý trị liệu gợi ý 6 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Bác sĩ Vật lý trị liệu gợi ý 6 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm nhất. Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau buốt cột sống, ngoài ra người bệnh còn phải đối mặt với những nguy cơ biến chứng nguy hiểm như rối loạn cơ thắt, rối loạn cảm giác, teo chân tay… thậm chí có thể dẫn đến liệt hoàn toàn. Chính vì vậy việc điều trị sớm bệnh thoát vị đĩa đệm là rất cần thiết.

Lợi ích của việc tập yoga với người bệnh thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong quá trình điều trị bệnh, người bị thoát vị đĩa đệm nên thực hiện các bài tập hỗ trợ để đẩy nhanh quá trình điều trị.

Các bài tập yoga được các chuyên gia khuyên người bệnh nên áp dụng. Với các tác dụng như: giúp cải thiện tư thế, tăng cường sức mạnh nhóm cơ, giảm sự căng cứng cơ, các bài tập yoga đã được chứng minh là bài tập có tác dụng hữu hiệu hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả và an toàn.

6 bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Với các bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm sau đây, người bệnh có thể dễ dàng áp dụng tại nhà, mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 15 phút để thực hiện sẽ mang lại tác dụng hiệu quả.

  • Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm: Locust Pose (Tư thế châu chấu)

Đây là một trong những bài tập yoga tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Cách thực hiện bài tập này như sau: Đầu tiên bạn nằm úp bụng xuống sàn, có thể dùng thêm miếng lót mềm dưới sàn. Tiếp đến bạn kéo giãn hai cánh tay, đặt dọc hai bên cơ thể. Hít thở, nâng ngực, đầu, cẳng chân và cánh tay lên khỏi sàn. Chú ý ý giữ cho cẳng chân và cánh tay thẳng. Thả lỏng ngón chân, ngón tay, tập trung vào hít thở. Bạn hãy giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 – 30 giây, sau đó từ từ hạ chân xuống và thả lỏng cơ thể.

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm: Locust Pose (Tư thế châu chấu)

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm: Locust Pose (Tư thế châu chấu)

  • Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm: Child Pose (Tư thế trẻ con)

Cách thực hiện bài tập này như sau: đầu tiên bạn quỳ gối trên sàn nhà, đầu gối mở rộng, ngồi trên gót chân. Tiếp đến bạn cúi gập người xuống sao cho phần thân trên nằm giữa hai bên đùi, đầu tựa lên sàn nhà hoặc một tấm đệm đỡ. Sau đó hai tay duỗi thẳng về phía trước, lòng bàn tay úp xuống mặt thảm. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 1 phút, hít thở sâu.

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bài tập yoga này có tác dụng kéo dãn nhẹ nhàng, giảm áp lực chèn ép lên cột sống.

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm: Child Pose (Tư thế trẻ con)
Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm: Child Pose (Tư thế trẻ con)
  • Bài tập yoga: Cobra Pose (Tư thế rắn hổ mang)

Cách thực hiện bài tập này như sau: Đầu tiên bạn nằm trên sàn với hai bàn tay úp, đặt dưới vai. Duỗi thẳng các đầu ngón chân ra mặt sàn. Cuộn rốn vào trong và nâng phần khung xương chậu. Ấn lòng bàn tay và trải rộng các ngón tay. Sau đó bạn kéo vai về phía sau. Tiếp đó, đẩy phần trên cơ thể ra khỏi mặt sàn và giữ cho cánh tay thẳng. Chú ý ngón chân, hông và cẳng chân đặt chắc chắn trên mặt sàn. Nghiêng cằm lên và nâng ngực. Bạn hãy giữ nguyên tư thế này trong vòng từ 15 đến 30 giây và hít thở bình thường. Sau đó lại trở về tư thế nằm sấp, hai tay cạnh đầu và hít thở đều.

Bài tập yoga: Cobra Pose (Tư thế rắn hổ mang)
Bài tập yoga: Cobra Pose (Tư thế rắn hổ mang)
  • Bài tập 4: Bridge Pose (Tư thế cây cầu)

Cách thực hiện bài tập này như sau: Đầu tiên bạn nằm ngửa, co gối, hai bàn chân chạm sàn, chú ý khoảng cách giữa hai chân rộng bằng vai, hai tay đặt dọc theo chân. Hítsaauu, nâng cao hông và bụng hết mức có thể, hai chân co sát mông, vai và cổ gáy tì xuống sàn. Sau đó bạn giữ nguyên tư thế này trong vòng 45 – 60 giây, thở đều và chậm. Tiếp đến bạn từ từ nằm xuống, thở chậm và sâu, thư giãn. Thực hiện lặp lại động tác này từ 3 – 5 lần.

Bài tập 4: Bridge Pose (Tư thế cây cầu)
Bài tập 4: Bridge Pose (Tư thế cây cầu)
  • Bài 5: Easy Sitting Twist (Ngồi xoay người)

Cách thực hiện động tác này như sau: Đầu tiên tạo tư thế ngồi xoay người, bắt chéo chân, thẳng lưng. Tay trái đặt lên đầu gối phải, tay phải đặt ra sau lưng trên sàn, cánh tay phải và các ngón tay xoay ra ngoài. Hít thở, xoay thân mình và đầu sang bên phải. Giữ nguyên tư thế này khoảng 60 giây. Tiếp tục thực hiện cho bên còn lại. Lặp lại động tác này ít nhất 3 lần.

Bài 5: Easy Sitting Twist (Ngồi xoay người)
Bài 5: Easy Sitting Twist (Ngồi xoay người)
  • Bài 6: Bird Dog Pose (Tư thế nâng chân và cánh tay)

Cách thực hiện bài tập vật lý trị liệu này như sau: Đầu tiên bạn chống hai tay và cúi người trên gối, giữ đầu ngẩng lên. Tiếp đến bạn nâng tay trái và duỗi thẳng về phía trước, đồng thời nâng và duỗi chân phải ra phía sau. Tư thế này giữ nguyên trong vòng 5 giây, hít sâu thở chậm. Tiếp đến bạn trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với bên còn lại. Lặp lại động tác này khoảng 5 – 10 lần cho mỗi chân.

Bài 6: Bird Dog Pose (Tư thế nâng chân và cánh tay)
Bài 6: Bird Dog Pose (Tư thế nâng chân và cánh tay)

Các chuyên gia cũng lưu ý khi thực hiện các bài tập trên bạn nên chú ý kết hợp với nhịp thở và chuyển động để tăng hiệu quả. Khi tập nên mặc trang phục có độ co giãn và thấm hút mồ hôi tốt. Bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi bắt đầu tập luyện.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn tổng hợp.