Phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 như thế nào?

957

Bộ GD – ĐT khẳng định, việc tổ chức các bài thi, môn thi trong phương án thi THPT quốc gia các năm 2018, 2019 và 2020 sẽ giữ ổn định như năm 2017.

Phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 như thế nào?

Phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 như thế nào?

Chắc hẳn các thí sinh và phụ huynh những ngày qua rất lo lắng không biết thông tin chính xác về kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ như thế nào? Theo thông tin Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được thì phương án thi 3 năm tới sẽ giữ nguyên như năm 2017 vừa qua. Từ năm 2021 trở đi trở đi, các bài thi, môn thi được thiết kế phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nếu điều kiện cho phép sẽ tổ chức làm bài thi trên máy tính.

Phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 như thế nào?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga vừa ký văn bản gửi các Sở GD&ĐT, các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ đào tạo giáo viên, Cục Nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Đào tạo thuộc Bộ Công an về tổ chức kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy 2018.

Đó là nội dung công văn Bộ GD-ĐT gửi tới các Sở GD – ĐT, các Đại học, Học viện, các trường Đại học, các trường Cao đẳng Sư phạm, Cục Nhà trường thuộc Bộ Quốc phòng, và Cục Đào tạo thuộc Bộ Công an về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018.

3 năm tới sẽ giữ nguyên như kỳ thi năm 2017

3 năm tới sẽ giữ nguyên như kỳ thi năm 2017

Có thể nói sau 3 năm thực hiện đổi mới, đến nay phương thức tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng đã đạt được những mục tiêu cơ bản, được xã hội đồng tình đánh giá cao. Do vậy, phương thức tổ chức Kì thi THPT quốc gia trong các năm tới sẽ được giữ ổn định như năm 2017. Ngoài việc chủ trương về tổ chức bài thi, môn thi, công văn cũng khẳng định, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Câu chuyện về ngành sư phạm trong năm 2017 vừa qua đã gây xôn xao dư luận xã hội, cho nên Bộ GD – ĐT tiếp tục rà soát, qui hoạch lại hệ thống các trường sư phạm, đổi mới phương thức xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với nhóm ngành, ngành đào tạo giáo viên dựa trên nhu cầu sử dụng giáo viên và điều kiện đảm bảo chất lượng của từng trường. Đồng thời triển khai các giải pháp đồng bộ khác để nâng cao chất lượng đào tạo, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở các cấp bậc học.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ rà soát lại các nhóm đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên để điều chỉnh mức điểm ưu tiên trong tuyển sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội, để tránh có những trường hợp đáng tiếc như kỳ thi năm 2017 vừa qua

Nên để các trường ĐH, CĐ tự tuyển sinh

Nên để các trường ĐH, CĐ tự tuyển sinh

Nên để các trường ĐH, CĐ tự tuyển sinh

Bộ GD-ĐT đã giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ nên phương án thi như thế nào không quan trọng bằng việc các trường tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Các chuyên gia giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, kết quả thi THPT Quốc gia năm 2017 cao “ngất ngưởng” càng chứng tỏ không cần tổ chức một kỳ thi “2 trong 1” như kỳ thi THPT Quốc gia. Và đã đến lúc Bộ GD-ĐT giao việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương, đề thi có thể do Bộ cung cấp.

Nếu cứ tổ chức thi như hiện nay thì các trường ĐH tốp trên sẽ không dễ dàng chọn lựa đúng thí sinh mà phải đưa ra các tiêu chí phụ. Các trường cần có quyền tự chủ trong tuyển sinh để chọn người xứng đáng và đảm bảo công bằng cho các thí sinh.

Trong khi tiêu chí đầu ra các trường khác nhau nhưng đầu vào thí sinh lại cùng làm đề giống nhau là bất hợp lý. Vì thế, Bộ GD-ĐT nên để các trường ĐH, CĐ tự tuyển sinh theo mục tiêu đào tạo, bảo đảm chất lượng đầu vào, đỡ gây mệt mỏi, căng thẳng cho thí sinh trong việc đăng ký nguyện vọng.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn