Phác đồ điều trị sốt xuất huyết chuẩn chuyên gia Y tế

1567

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên và có khả năng truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt.

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết chuẩn chuyên gia Y tế

Muỗi Aedes aegypti là nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Vi rút Dengue có 4 týp thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Sốt xuất huyết Dengue là căn bệnh xảy ra quanh năm và nhiều nhất vào mùa mưa, khi điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, môi trường thuận lợi cho sự phát triển của muỗi Aedes aegypti (côn trùng trung gian truyền bệnh). Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng với đặc điểm là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương. Sốt xuất huyết Dengue có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, suy tạng, rối loạn đông máu, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.

Diễn biến giai đoạn nhận biết sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh có diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng với biểu hiện lâm sàng đa dạng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Nếu người bệnh, các bậc phụ huynh có thể phát hiện sớm và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng ở mỗi giai đoạn sẽ phát hiện kịp thời, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Điều trị sốt xuất huyết Dengue

Với mỗi một trường hợp sẽ có phác đồ điều trị sốt xuất huyết khác nhau, tuy nhiên đa phần các trường hợp đều đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở. Tại đây người bệnh sẽ chủ yếu điều trị triệu chứng và theo dõi chặt chẽ  nhằm phát hiện sớm sốc xảy ra để xử trí kịp thời.

Điều trị triệu chứng

Trong trường hợp người bệnh sốt cao ≥ 390C sẽ được uống thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ nhiệt chỉ định dùng sẽ là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 – 15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ.

Bù dịch sớm bằng đường uống

Lúc này người bệnh sẽ được yêu cầu uống nhiều nước nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, …), nước oresol hoặc nước cháo loãng với muối.

Điều trị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo

Lúc này người bệnh được cho nhập viện và chỉ định truyền dịch nếu người bệnh không uống được, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, lừ đừ, hematocrit tăng cao; mặc dù huyết áp vẫn ổn định. Dịch truyền bao gồm: Ringer lactat, NaCl 0,9%. Tuy nhiên cần nhớ rằng có thể xem xét ngưng dịch truyền khi hết nôn, ăn uống được ở người bệnh ≥ 15 tuổi. Chú ý đến những người đặc biệt như trẻ nhũ nhi, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người béo phì; người mắc các bệnh lý như viêm phổi, bệnh tim, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh gan, bệnh thận, …

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết chuẩn chuyên gia Y tế

Phác đồ điều trị sốt xuất huyết chuẩn chuyên gia Y tế

Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng

Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue

Sốc sốt xuất huyết Dengue:

Các Điều dưỡng Cao đẳng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, người bệnh cần được chuẩn bị các dịch truyền sau: Ringer lactat; Dung dịch cao phân tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch (HES)); Dung dịch mặn đẳng trương (NaCl 0,9%)

Cách thức truyền:

– Phải thay thế nhanh chóng lượng huyết thanh mất đi bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc Ringer lactat, truyền tĩnh mạch nhanh với tốc độ 15-20 ml/kg cân nặng/giờ.

– Đánh giá lại tình trạng người bệnh sau 1 giờ; truyền sau 2 giờ phải kiểm tra lại hematocrit:

  • Nếu sau 1 giờ người bệnh ra khỏi tình trạng sốc, huyết áp hết kẹt, mạch quay rõ và trở về bình thường, chân tay ấm, nước tiểu nhiều hơn, thì giảm tốc độ truyền xuống 10 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1-2 giờ; sau đó giảm dần tốc độ truyền xuống 7,5ml/kg cân nặng/giờ, truyền 1-2 giờ; đến 5ml/kg cân nặng/giờ, truyền 4-5 giờ; và 3 ml/kg cân nặng/giờ, truyền 4-6 giờ tùy theo đáp ứng lâm sàng và hematocrit.
  • Nếu sau 1 giờ truyền dịch mà tình trạng sốc không cải thiện (mạch nhanh, huyết áp hạ hay kẹt, tiểu vẫn ít) thì phải thay thế dịch truyền bằng dung dịch cao phân tử. Truyền với tốc độ 15-20 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1 giờ. Sau đó đánh giá lại:
  • Nếu tình trạng sốt đưuọc cải thiện, hematocrit giảm thì giảm tốc độ truyền cao phân tử xuống 10 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1-2 giờ. Sau đó nếu sốc tiếp tục cải thiện và hematocrit giảm thì giảm tốc độ truyền cao phân tử xuống 7,5 ml/kg cân nặng/giờ, rồi đến 5 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 2-3 giờ.

Tiếp tục theo dõi tình trạng người bệnh, nếu ổn định thì chuyển truyền tĩnh mạch dung dịch điện giải. Nếu sốc chưa cải thiện thì đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) để quyết định cách thức xử trí.

Theo các chuyên gia lĩnh vực Y tế, trong trường hợp sốc chưa cải thiện trong khi hematocrit giảm xuống nhanh (mặc dù còn trên 35%) thì cần phải thăm khám để phát hiện xuất huyết nội tạng và xem xét chỉ định truyền máu. Tốc độ truyền máu 10 ml/kg cân nặng/1 giờ.

Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng

Trong tình trạng sốc nặng (mạch quay không bắt được, huyết áp không đo được (HA=0)) thì phải xử trí rất khẩn trương bằng cách để người bệnh nằm đầu thấp; thở oxy và truyền dịch.

Phòng ngừa sốt xuất huyết lây lan trong cộng đồng.

Phòng ngừa sốt xuất huyết lây lan trong cộng đồng.

Điều trị xuất huyết nặng

Truyền máu và các chế phẩm máu

Người bệnh có sốc cần tiến hành xác định nhóm máu để truyền máu khi cần.

Truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần:

  • Xuất huyết nặng
  • Sau khi đã bù đủ dịch nhưng sốc không cải thiện, hematocrit giảm xuống nhanh (mặc dù còn trên 35%).

Truyền tiểu cầu

  • Khi số lượng tiểu cầu xuống nhanh dưới 50.000/mm3 kèm theo xuất huyết nặng.
  • Nếu số lượng tiểu cầu dưới 5.000/mm3 mặc dù chưa có xuất huyết có thể truyền tiểu cầu tùy từng trường hợp cụ thể.

Truyền plasma tươi, tủa lạnh

Trong trường hợp này các bác sĩ sẽ xem xét truyền khi người bệnh có rối loạn đông máu dẫn đến xuất huyết nặng.

Sốt xuất huyết thật sự nguy hiểm nếu không được phòng tránh và điều trị kịp thời. Do đó để có thể phòng ngừa, người dân nên thực hiện công tác giám sát, phòng chống sốt xuất huyết Dengue theo quy định của Bộ Y tế cũng như phác đồ điều trị sốt xuất huyết của bác si nhằm đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn