Dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng thuốc streptomycin an toàn

1406

Streptomycin là một loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh lao và một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Thông tin cần biết về thuốc streptomycin

Thông tin cần biết về thuốc streptomycin

Thuốc streptomycin có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn nhạy cảm nhanh chóng bằng cách ngăn chặn sinh sản các loại protein cần thiết cho vi khuẩn tổn tại và phát triển. Tuy nhiên để sử dụng loại thuốc này an toàn và đạt hiệu quả cao nhất thì người bệnh cần phải lưu ý một số thông tin dưới đây!

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc streptomycin đúng cách

Theo thông tin được chia sẻ trên tin tức ngành Y Dược cho biết, vì thuốc streptomycin là một loại kháng sinh, nên việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh liều lượng sử dụng, sẽ làm mất hiệu quả của thuốc và còn làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thuốc rất nguy hiểm. Vậy để sử dụng thuốc streptomycin an toàn, hiệu quả nhất thì người bệnh cần phải tuân thủ những điều  khuyến cáo của Dược sĩ dưới đây:

  • Khi đang sử dụng thuốc streptomycin thì người bệnh cần uống thêm nhiều nước
  • Đối với người lớn, vị trí tiêm thuốc thích hợp thường là phần mông trên bên phải hay phần giữa đùi, còn với trẻ nhỏ thì vị trí tiêm thuốc thích hợp là phần giữa đùi. Vị trí tiêm thuốc nên được thay đổi luân phiên.
  • Trước khi sử dụng thuốc cần phải kiểm tra xem thuốc có bị vón cục hay bị đổi màu hay không, nếu thấy thuốc có bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào thì tuyệt đối không được sử dụng.
  • Kim tiêm, ống bơm và dụng cụ khác, sau khi dùng xong thì nên bỏ đi, không nên tái sử dụng. Nếu không sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tái phát.
  • Tuyệt đối không tự ý ngưng sử dụng thuốc streptomycin khi chưa hết liệu trình điều trị, bởi vi khuẩn gây bệnh có thể quay trở lại và khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp bất kỳ vấn đề gì thì cần phải nhanh chóng thông báo với bác sĩ.

Lưu ý: Những trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc streptomycin, đang sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng nào khác, phụ nữ mang thai hay cho con bú… trước khi sử dụng thuốc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh những rủi ro gây tổn hại sức khỏe có thể xảy ra.

Liều lượng sử dụng thuốc streptomycin như thế nào?

Theo thầy Đặng Nam Anh – Giảng viên lớp Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, về liều lượng sử dụng thuốc streptomycin để điều trị bệnh lao thì với người lớn liều lượng khoảng 15 mg thuốc/kg/ngày (liều lượng tối đa là 1g thuốc) hay tiêm từ 25 đến 30 mg thuốc/kg 2 hoặc 3 lần hàng tuần (liều lượng tối đa là 1,5g thuốc). Còn với trẻ nhỏ bị bệnh lao thì liều lượng cho phép từ  20 đến 40 mg/kg/ngày (tiêm bắp) hoặc từ 25 đến 30 mg/kg khi tiêm ở vị trí khác. Mỗi tuần chỉ nên sử dụng từ 2 đến 3 lần.

Liều lượng sử dụng thuốc streptomycin điều trị bệnh nhiễm trùng: Với người lớn nếu sử dụng streptomycin cùng với các loại thuốc khác, thì nên tiêm bắp từ 1 đến 2g thuốc và chia thành nhiều liều tiêm cách nhau 6 đến 12 giờ đối với các bệnh nhiễm trùng ở mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng (liều lượng tối đa là 2g thuốc 1 ngày).

Với trẻ nhỏ, liều lượng sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhiễm trùng là tiêm bắp từ 20 đến 40 mg/kg/ngày, chia thành các liều và tiêm cách nhau 6 đến 12 giờ, bảo đảm đúng liều lượng, tránh tiêm quá liều.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc streptomycin

Việc sử dụng thuốc streptomycin để điều trị bệnh có thể dẫn tới một số tác dụng không mong muốn như: Phân màu đen, nóng rát, sởn gai ốc, ngứa, tê cóng, cảm giác như kiến bò, ngứa ran, đau ngực, ớn lạnh, ho, choáng váng quay cuồng, sốt, sưng phù to như hình tổ ong ở mặt, mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, cẳng chân, bàn chân hay cơ quan sinh dục, gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, hơi thở yếu, đau họng, đau viêm loét hay xuất hiện đốm trắng ở môi hay miệng, chảy máu hay thâm tím bất thường… Ngoài ra còn có thể gặp một số tác dụng phụ ít phổ biến hơn như đau lưng, đau dạ dày, gây điếc, tim đập nhanh, sưng phù toàn thân, thị lực suy yếu, phát ban ở da, vàng da, vàng mắt… Nếu nhận thấy bất kỳ những dấu hiệu nào lạ thường sau khi sử dụng thuốc thì cần phải lập tức ngưng lại và tới ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những tác hại xấu cho sức khỏe có thể xảy tới.

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc streptomycin đúng cách

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc streptomycin đúng cách

Thuốc streptomycin tương tác với những thuốc gì?

Thuốc streptomycin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà người bệnh đang dùng và làm tăng nguy cơ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó, để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là trước khi sử dụng thuốc streptomycin để điều trị bệnh thì nên thông báo với bác sĩ hay Dược sĩ bán thuốc biết về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với thuốc streptomycin mà người bệnh cần phải tránh.

  • Fludarabine, indomethacin hoặc thuốc kháng sinh polypeptide (ví dụ như polymyxin B) bởi vì tác động và tác dụng phụ của streptomycin có thể tăng lên.
  • Cyclosporine, methoxyflurane, thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) (ví dụ như ibuprofen), nitrosoureas, cephalosporins đường tiêm hoặc vancomycin dùng ngoài đường tiêu hóa. Việc sử dụng cùng lúc 2 loại thuốc này có thể khiến thận bị nhiễm độc.
  • Thuốc lợi tiểu (ví dụ như furosemide) bởi vì dây thần kinh số tám có thể bị tổn thương, gây ra chứng điếc tai trầm trọng, lâu dài.

Hi vọng rằng, với những thông tin được chia sẻ trên bài viết này, sẽ giúp người bệnh có thêm được những kiến thức cần thiết trong việc sử dụng thuốc streptomycin một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn