Sốc phản vệ có thể nhanh chóng cướp đi tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên với phác đồ cấp cứu sốc phản vệ mới nhất của Bộ Y tế hiện nay đã mang lại những hiệu quả rất tích cực.
- Liều dùng thuốc metronidazole cho người lớn như thế nào?
- Những điều cần biết để sử dụng thuốc Arcoxia an toàn, hiệu quả
- Sửa đổi và bổ sung Luật bảo hiểm y tế 2018 mới nhất
Sốc phản vệ có thể nhanh chóng dẫn tới tử vong
Tình trạng sốc phản vệ là gì?
Giảng viên một lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội cho biết, Sốc phản vệ là một tình trạng tai biến dị ứng cực kỳ nghiêm trọng, có thể nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Sốc phản vệ là một dạng của phản ứng dị ứng typ nhanh phát sinh khi có sự xâm nhập lần thứ hai của dị nguyên vào cơ thể, khiến người bệnh bị tụt huyết áp, thân nhiệt giảm, suy tim, tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn rất nguy hiểm.
Tác nhân gây ra sốc phản vệ thường gặp nhất đó là dùng thuốc kháng sinh và một số loại biệt dược khác ở dạng tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra người bệnh có thể bị sốc phản vệ là do bị ong đốt, thử test thuốc hay ăn một loại thức ăn lạ nào đó (như các loại thủy hải sản như tôm, cua, cá, ba ba,…). Nếu xuất hiện triệu chứng càng sớm thì tình trạng sốc phản vệ càng nặng và có nguy cơ tử vong rất cao.
Phác đồ điều trị sốc phản vệ mới nhất của Bộ Y Tế
Mới đây, Bộ Y tế đã đưa ra phác đồ cấp cứu, điều trị tình trạng sốc phản vệ mang lại hiệu quả cao nhất, hạn chế tối đa nguy cơ gây tử vong cho bệnh nhân.
Nếu người bệnh xuất hiện những triệu chứng ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên như có cảm giác bồn chồn, hồi hộp, sợ hãi sau đó trên da xuất hiện nốt ban đỏ, mẩn ngứa, phù, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, khó thở, nghẹt thở, bụng đau quặn, ỉa đái không kiểm soát, choáng váng, đau đầu và xuất hiện co giật…
Trước tiên cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những biểu hiện lạ trên, nếu vừa sử dụng thuốc thì lập túc ngưng sử dụng, để người bệnh nằm tại chỗ và cho sử dụng thuốc chống phản vệ cơ bản Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg bằng cách tiêm dưới da với liều lượng 0.5 đến 1 ống thuốc Adrenaline ở người lớn, trẻ nhỏ thì liều lượng không được quá 0,3ml thuốc (ống 1ml) + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0.1ml/kg). hoặc Adrenaline 0.01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.
Tiếp tục tiêm thuốc Adrenaline với liều lượng như trên, 10 đến 15 phút tiêm 1 lần cho đến khi huyết áp ổn định trở lại, ủ ấm cho người bệnh, đặt người bệnh nằm ở tư thế chân cao hơn đầu, nếu bị nôn thì hãy để người bệnh nằm nghiêng. Trường hợp nặng hơn và đe dọa tới tính mạng thì bên cạnh việc tiêm thuốc ở dưới da, có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.
Cách xử lý khác
Xử lý khi bị suy hô hấp: Trường hợp người bệnh có dấu hiệu suy hô hấp thì cách xử lý hiệu quả nhất là cho người bệnh thở oxy mũi, thổi ngạt, bóp bong bóng Ambu có oxy.
- Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo -> Mở khí quản nếu có phù thanh môn.
- Truyền tĩnh mạch chậm : Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút.
- Có thể dùng: Terbutaline 0.5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.
Thiết lập đường truyền tĩnh mạch: Thuốc Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0.1microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55kg).
Các thuốc khác:
- Methylprednisolon 1- 2mg/kg/4giờ hoặc Hydrocortisone.
- Hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở cấp cơ sở). Dùng liều cao nếu sốc nặng (gấp 2- 5 lần).
- Natriclorua 0.9% 1- 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.
- Diphenhydramine 1- 2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch.
Điều trị phối hợp:
- Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá
- Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.
Cần lưu ý phải luôn theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định. Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi. Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline, thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có. Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline dưới da theo phác đồ khi bác sỹ không có mặt. Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết.
Vật dụng cần thiết để cấp cứu sốc phản vệ
Theo tin tức ngành Y Dược cho biết thì việc xảy ra tình trạng sốc phản vệ rất khó lường và diễn biến cực kỳ nhanh chóng. Để có cơ hội sống sót cao nhất khi rơi vào tình trạng sốc phản vệ thì bên cạnh những kiến thức cần thiết thì mọi người nên trang bị một số vật dụng cần thiết trong tủ thuốc tại nhà như:
- Thuốc Adrenaline 1mg – 1mL 2 ống
- Nước cất 10 mL 2 ống
- Bơm tiêm vô khuẩn (dùng một lần):
- 10mL 2 cái
- 1mL 2 cái
- Thuốc Hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc Methyprednisolon
(Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg 02 ống). - Phương tiện khử trùng(bông, băng, gạc, cồn)
- Dây garo.
- Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế
Phác đồ điều trị sốc phản vệ của Bộ Y Tế
Phòng tránh tình trạng sốc phản vệ
Để có thể hạn chế nguy cơ dẫn tới tình trạng sốc phản vệ thì mỗi người cần phải lưu ý những điều dưới đây:
- Tìm hiểu, trang bị những kiến thức cần thiết về việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn đúng chỉ định.
- Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần phải báo cáo với bác sĩ về tình trạng, tiền sử dị ứng với thuốc, thức ăn…
- Phải dự phòng Sốc phản vệ trên những bệnh nhân có mẫn cảm, cân nhắc về liều lượng, đường dùng và tốc độ hấp phụ của thuốc dùng trong điều trị và chẩn đoán. Khi một bệnh nhân đã có tiền sử phản ứng phản vệ với một thuốc nào đó dù nhẹ cũng phải cố gắng tránh dùng lại, cần hiểu rõ các phản ứng chéo giữa các loại thuốc (ví dụ: penicillin và cephalosporin đều có chung vòng lactam).
- Trước khi tiêm kháng sinh phải thử test lẩy da, test âm tính mới được tiêm. Phải chuẩn bị sẵn thuốc và dụng cụ cấp cứu Sốc phản vệ.
- Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…) phải ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ).
- Sau khi tiêm thuốc để người bệnh chờ 10-15 phút để đề phòng Sốc phản vệ xảy ra muộn hơn.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Hà Nội