Cách sử dụng thuốc Tetracyclin đạt hiệu quả tối ưu nhất

1333

Thuốc Tetracyclin là một loại kháng sinh được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng để sử dụng hiệu quả loại thuốc này thì không phải ai cũng biết.

Công dụng của thuốc Tetracyclin

Công dụng của thuốc Tetracyclin

Thuốc Tetracyclin tên quốc tế là Tetracycline là kháng sinh có công dụng trên nhiều vi khuẩn gây bệnh cả Gram âm và Gram dương, cả hiếu khí và kỵ khí. Chính vì vậy mà việc sử dụng loại thuốc này cần phải được chỉ dẫn bởi các bác sĩ, dược sĩ bán thuốc thì mới mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Công dụng trị bệnh của thuốc Tetracyclin

Theo chia sẻ bởi cô Nguyễn Thị An – Giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết, Thuốc kháng sinh Tetracyclin được sử dụng để điều trị ngăn chặn phát triển một số loại bệnh nhiễm trùng khác nhau như bệnh Chlamydia, Mycoplasma, Rickettsia, Spirochaete, nấm, nấm men, virus không nhạy cảm với tetracyclin và có tác dụng cả đối với mụn trứng cá.

Ngoài ra Thuốc Tetracyclin còn được kết hợp chung với một sốt loại thuốc trị viêm loét dạ dày để điều trị H. pylori trong bệnh loét dạ dày tá tràng.

Cách sử dụng thuốc Tetracyclin hiệu quả

Để dùng thuốc kháng sinh Tetracyclin hiệu quả nhất thì người bệnh nên sử dụng thuốc lúc bụng đói khoảng 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn, trong trường hợp người bệnh cảm thấy dạ dày khó chịu thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có thể dùng thuốc này kèm chung với thức ăn được hay không.

Sử dụng thuốc cùng với khoảng 240ml nước và lưu ý không được nằm trong vòng 10 phút sau khi sử dụng thuốc.

Dùng thuốc này trong khoảng từ 3 giờ trước hoặc sau khi ăn khi dùng cùng bất kỳ loại thuốc nào có chứa magne, nhôm, hoặc canxi như thuốc kháng axit, quinapril, một số loại thuốc didanosine, vitamin/khoáng chất, và sucralfate, bởi khi các chất này kết hợp với thuốc tetracycline chúng sẽ ngăn chặn sự hấp thụ đầy đủ của tetracycline vào bên trong cơ thể.

Thông thường liều lượng sử dụng thuốc được dựa trên tình trạng bệnh lý và đáp ứng với thuốc của người bệnh, người lớn liều uống thường dùng là 250 mg hoặc 500 mg cứ 6 giờ một lần, với những trẻ trên 8 tuổi thì liều lượng sử dụng thuốc phải dựa trên cân nặng của trẻ ( 25 – 50 mg/kg thể trọng/ngày chia 2 – 4 lần).

Việc sử dụng thuốc tetracyclin phải đảm bảo duy trì ổn định, tuyệt đối không được thêm bớt liều lượng hay ngưng sử dụng thuốc khi thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc, khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và khó bị tiêu diệt hơn.

Đặc biệt lưu ý những người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì không được sử dụng tetracyclin. Do việc sử dụng các thuốc nhóm tetracyclin trong quá trình phát triển của răng (nửa cuối thai kỳ và trẻ dưới 8 tuổi) có thể gây biến màu răng vĩnh viễn (vàng, xám, nâu) và thuốc có thể gắn vào và ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, nên không dùng thuốc tetracyclin cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi.

Cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc kháng sinh Tetracyclin

Cũng giống với bất kỳ các loại thuốc kháng sinh khác, việc sử dụng thuốc tetracyclin cần phải hết sức cẩn trọng và phải luôn tuôn thủ ý kiến của bác sĩ, bởi nếu sử dụng bừa bãi lạm dụng thuốc có thể dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe như gây suy giảm chức năng gan, thận, gây phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm, kể cả nấm. Một vài trường hợp dùng tetracyclin thấy có phản ứng nhạy cảm với ánh sáng biểu hiện bằng bỏng nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người bệnh dùng tetracyclin nếu phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay tia tử ngoại cần được cảnh báo về nguy cơ này và cần ngừng thuốc ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của ban đỏ.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tetracyclin

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tetracyclin

Bên cạnh đó việc dùng thuốc tetracycline còn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như: Đau đầu nặng, choáng váng, thị lực yếu, sốt, ớn lạnh, đau nhức toàn thân, các triệu chứng cảm cúm, giộp da nặng, lột da, và phát ban đỏ ở da, tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc vô niệu, vàng da hoặc xanh xao, nước tiểu có màu sậm, sốt, lú lẫn hoặc suy nhược, đau dữ dội ở phần trên của dạ dày lan đến lưng, buồn nôn và nôn mửa, nhịp tim nhanh, dễ thâm tím hoặc chảy máy, suy nhược bất thường…

Nếu nhận thất bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì người bệnh cần phải nhanh chóng ngưng sử dụng thuốc và báo cáo với các bác sĩ để có thể xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn