Nỗi vất vả của y, bác sĩ trong tâm dịch sốt xuất huyết

1348

Dịch sốt xuất huyết bùng phát nhiều tháng nay khiến các y bác sĩ phải chạy đua với thời gian, với họ vài phút nghỉ ngơi giữa các ca bệnh là một điều quý giá.

Nỗi vất vả của y, bác sĩ trong tâm dịch sốt xuất huyết

Nỗi vất vả của y, bác sĩ trong tâm dịch sốt xuất huyết

Áp lực từng phút, từng giờ

Những ngày này, mỗi bệnh viện trên địa bàn Hà Nội tiếp nhận khoảng 230-250 người bệnh, trong đó có khoảng 200 ca được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết. Phòng khám lúc nào cũng trong trạng thái chật cứng bệnh nhân. Con số này cao hơn rất nhiều so với những ngày bình thường. Các y bác sĩ luôn trong tình trạng khẩn trương thăm khám và phân loại bệnh nhân.

Trong đợt dịch sốt xuất huyết này, khối lượng và áp lực công việc tỷ lệ thuận với số lượng bệnh nhân tăng lên theo ngày.  Một tình trạng chung của các bệnh viện trong thời gian qua phải đối mặt là quá tải. Trong khi tâm lý chung của người nhà và bệnh nhân lại luôn muốn nhập viện điều trị cho yên tâm.

Tuy nhiên, do quá tải nên những bệnh nhân đến khám nếu bệnh nhẹ hơn sẽ được các y bác sĩ cẩn thận hướng dẫn điều trị tại nhà. Việc không tiếp nhận bệnh nhân nhập viện không phải lúc nào cũng dễ dàng, không ít trường hợp người nhà phản ứng thái quá, cho rằng bệnh viện không tận tâm.

Dược sĩ Đặng Nam Anh, Giảng viên tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bệnh nhân quá đông, ngoài việc chịu áp lực khám chữa bệnh cho họ thì các y bác sĩ ở phòng khám còn căng thẳng khi người nhà bệnh nhân không thông cảm, tỏ ra bức xúc. Là bác sĩ, không ai nỡ từ chối cho bệnh nhân nhập viện cả, nhưng trong hoàn cảnh này, bắt buộc chúng tôi phải làm như vậy.

Nếu tất cả các trường hợp đều cho nhập viện thì sẽ gây ra quá tải, lúc đó không những không cứu chữa được cho họ mà còn ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác, đó là ý kiến của rất nhiều y, bác sĩ.

Các y bác sĩ phải chịu áp lực từng phút từng giờ

Các y bác sĩ phải chịu áp lực từng phút từng giờ

Họ thèm lắm hai chữ “nghỉ ngơi” đúng nghĩa

Trong “cơn bão” dịch, tất cả các y bác sĩ đều được huy động làm việc với công suất tối đa.  Đi sớm về muộn là chuyện bình thường. Thứ 7, chủ nhật không còn là ngày nghỉ với họ.

Chị Nguyễn Minh Hà – cựu sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tâm sự, kể từ ngày bùng phát dịch thì chị không còn biết đến cuối tuần. Hàng ngày, thay vì làm việc từ 7 giờ 30 và kết thúc vào 16 giờ 30 thì trong đợt dịch này, chị và đồng nghiệp đi sớm hơn và về muộn hơn, thậm chí có lúc phải trực điều động 24//24.

Có những hôm, nhiều y bác sĩ không kịp ăn bữa trưa. Mải miết với công việc, khi nhìn đồng hồ thì đã 2-3 giờ chiều, lúc đó mệt rã rời, họ chỉ muốn nằm nghỉ. Có hôm mệt quá muốn nghỉ một lúc, nhưng bên ngoài bệnh nhân vẫn chật kín chờ đợi, mình tự nhủ phải cố gắng. Những ngày này, chỉ cần được nghỉ ngơi 5 – 7 phút thôi cũng quý lắm rồi, Lâm chia sẻ.

Thậm chí có người vừa khám chữa bệnh cho bệnh nhân vừa uống thuốc để chăm sóc cho chính bản thân mình. Khi có khoảng thời gian trống, họ chỉ muốn tranh thủ ngả lưng, chợp mắt rồi lại tiếp tục công việc ngổn ngang đang chờ đợi.

Những "chiến binh" hi sinh thầm lặng

Những “chiến binh” hi sinh thầm lặng

Những “chiến binh” hi sinh thầm lặng

Trên mặt trận chống dịch sốt xuất huyết, những người thầy thuốc không còn cách nào khác là phải gác lại chuyện riêng tư, gia đình để tập trung cho nhiệm vụ. Họ đi làm khi đường còn vắng người, về nhà lúc đèn đường đã lên.

Có những người có người thân ốm đúng cao điểm đợt dịch, nhưng họ không thể nghỉ ở nhà chăm sóc được, bởi trước mắt họ là cả một cuộc chiến gian nan, chỉ cần thiếu tập trung thì sẽ gây ra hậu quả lớn.

“Thương con ốm mà không có mẹ ở bên, thương chồng vừa lo việc cơ quan lại vừa phải thay vợ làm việc nhà. Nhưng những lúc này thì không thể làm gì khác được vì đây là trách nhiệm công việc của mình”, chị Hà tâm sự.

Nếu không thực sự tâm huyết với nghề, không yêu thương người bệnh thì sẽ khó có thể bám trụ lại với nghề trong những đợt dịch như thế này. Hơn 2 tháng nay, chị chưa chuẩn bị được cho chồng con một bữa sáng tử tế. Sau một ngày làm việc đầy những áp lực, mệt mỏi, trở về nhà, chị ít trò chuyện với các thành viên trong gia đình mà chỉ muốn nằm nghỉ, lấy lại tinh thần chuẩn bị cho “cuộc chiến” ngày mai. Tất cả tâm trí họ đều dành hết cho công cuộc chiến đấu với dịch bệnh. Với họ lúc này, đẩy lùi dịch bệnh và giành lại sự sống cho người bệnh là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn