Nhận diện bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách chăm sóc

808

Những ngày gần đây bệnh tay chân miệng ở trẻ đang có những diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan thành dịch. Vậy cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con trước đại dịch nguy hiểm này.

Cách phòng và bảo vệ con trước bệnh tay chân miệng

Cách phòng và bảo vệ con trước bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh.

Dấu hiệu đầu tiên để nhận diện bệnh tay chân miệng là trẻ thường sốt nhẹ, trẻ lớn đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ có thể đã có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt hơn 39 độ và có những triệu chứng khác như khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình thì cần đưa con tới bệnh viện để điều trị kịp thời. Nếu để muộn từ 6-12 tiếng, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Do vậy phát hiện bệnh sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng đáng tiếc. Đó là thông tin được trang tin tức ngành Dược tổng hợp trước nguy cơ lây lan của bệnh tay chân miệng.

Những cách chăm sóc và phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

  • Theo dõi sự phát triển của bệnh

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sốt hay nổi bóng nước ở bàn tay bàn chân, nên đưa trẻ đi khám ngay. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cần cách ly trẻ ngay với trẻ lành, khử khuẩn môi trường xung quanh, hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh tạo nên ổ dịch. Nếu trẻ đang đi học, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ. Dù được về nhà cũng phải theo dõi trẻ và khám lại ngay nếu có dấu hiệu trở nặng. Đặc biệt theo dõi giấc ngủ và cơn giật mình ở trẻ, nếu có. Đây là hai dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ bị biến chứng nặng. Những cơn giật mình thường xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ, nhưng cũng có lúc trẻ giật mình khi hoàn toàn đang tỉnh táo, đang chơi đùa.

Chân tay miệng bệnh gây nhiều biến chứng ở trẻ nhỏ

Chân tay miệng bệnh gây nhiều biến chứng ở trẻ nhỏ

  • Cần nên chế độ chăm sóc hợp lý

Theo chia sẻ của Dược sĩ – Cao đẳng Dược Hà Nội thì khi trẻ mắc tay cân miệng cha mẹ không nên kiêng tắm, ngược lại phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn. Nên vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hằng ngày. Với trẻ lớn, cho trẻ súc miệng bằng nước muối.

Trong chế độ ăn của con cần thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, uống sữa, ăn cháo bình thường, tăng cường uống nước hoa quả để bổ sung vitamin và tăng sức đề kháng cho trẻ. Bát, đũa, thìa và các vật dụng ăn uống khác phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; tuyệt đối không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống…

  • Giữ vệ sinh là cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất

Sau khi chơi đùa, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng sạch khuẩn. Nhắc nhở con em không được đưa tay cũng như đồ chơi vào miệng ngậm. Cần giữ quần áo và nơi ở của con thật sạch sẽ, cách ly trẻ với những trẻ bị bệnh, hạn chế tối đa cho con đến chỗ đông người. Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng, vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa như trên: vệ sinh mọi thứ xung quanh. Đặc biệt phải vệ sinh bàn tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước đang chảy.

Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Hơn nữa bệnh chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị, bệnh lại có thể tái đi tái lại nhiều lần do có thể nhiễm nhiều chủng virut khác nhau. Thế nên phòng bệnh cho trẻ là ưu tiên số một, nếu chẳng may trẻ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế và thực hiện việc điều trị, theo dõi và chăm sóc đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn