Giật mình khi biết những tác hại xấu của việc hở miệng khi ngủ

1018

Hở miệng khi ngủ là thói quen thường gặp ở một số người, thói quen này tưởng chừng như khá bình thường nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng về sức khỏe bản thân.

Hở miệng khi ngủ một thói quen không tốt cho sức khỏe

Hở miệng khi ngủ một thói quen không tốt cho sức khỏe

Hở miệng khi ngủ gây ngáy

Nhiều người thường mặc định chỉ những người béo hoặc đàn ông thì mới phát ra tiếng gáy khi ngủ. Tuy nhiên, sự thật thì cả những người ngủ có thói quen hở miệng cũng gây nên tiếng gáy. Bởi lúc này các các cơ của vòm miệng sẽ thư giãn, làm cho miệng và vòm miệng rung động khi hít vào và gây ngáy khi ngủ.

Có thể dẫn tới ngưng thở khi ngủ

Theo tin tức Y dược thì việc không điều trị hay khắc phục, chứng hở miệng khi ngủ có thể tiến triển đến một tình trạng nghiêm trọng hơn gọi là ngưng thở khi ngủ. Đây là hiện tượng ngừng thở trong một khoảng thời gian nhất định khi ngủ. Hiện tượng này xảy ra do sự kích ứng lên hệ hô hấp. Những người có hiện tượng này thường phải đối phó với sự mất phương hướng khi thức dậy và cảm thấy mệt mỏi quá mức. Những người ngưng thở khi ngủ cũng có nguy cơ cao bị các bệnh lý tim mạch, một căn bệnh hết sức nguy hiểm.

Cần khắc phục thói quen hở miệng khi ngủ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh

Cần khắc phục thói quen hở miệng khi ngủ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh

Ngủ hở miệng có thể gây hôi miệng

Sự thật là những người có thói quen ngủ hở miệng sẽ có nguy cơ bị hôi miệng khá cao. Vì hôi miệng là kết quả của sự phát triển quá mức vi khuẩn trong miệng. Tình trạng khô nước bọt ở miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Điều này dễ xảy ra khi khoang miệng bị khô do thở bằng miệng. Ngoài ra, việc hít một số chất gây dị ứng và vi khuẩn thông qua miệng cũng có thể làm tăng chứng hôi miệng.

Không chỉ có hôi miệng mà việc hở miệng khi ngủ cũng là gia tăng nguy cơ sâu răng. Bởi khi ngủ há miệng làm tăng tính axit trong miệng và môi trường này có thể ăn mòn men răng và dẫn đến sâu răng.

Gây biến dạng răng hàm mặt

Trong giai đoạn đầu, sọ và hàm đang phát triển, chúng thích ứng với mô hình thở bình thường qua mũi. Thở qua miệng có thể ảnh hưởng đến các cung răng và vị trí của răng làm ảnh hưởng lên môi, lưỡi và vòm miệng. Các đặc điểm vùng hàm mặt thường gặp ở những người hít thở bằng miệng là có khuôn mặt ngắn hơn, chèn lấn răng, hẹp các lỗ mũi, cằm nhỏ hơn và đôi môi cong hơn.

Cũng nói về vấn đề này, Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết, việc ngủ hở miệng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh lý trào ngược dạ dày và gia tăng tỷ lệ sâu răng hay các vấn đề về răng miệng. Vì thế khi nhận thay mình có thói quen ngủ hở miệng chúng ta cần học cách thay đổi có thể thay đổi tư thế ngủ, nếu hở miệng do cấu trúc răng thì cần can thiệp các biện pháp nha khoa. Không chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe mà việc thay đổi thói quen cũng giúp chúng ta không bị mất thẩm mỹ khi ngủ.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn