Đề thi thử kỳ thi THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2018

1578

Vừa qua trường THPT Yên Lạc đã tổ chức thi thử THPT Quốc gia năm 2018 lần 1, dưới đây là đề thi môn Vật lý để thí sinh có cơ hội thử sức.

Đề thi thử THPT môn Vật lý

Đề thi thử THPT môn Vật lý

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sắp tới gần, các thí sinh thời điểm này cần phải tích cực ôn luyện cũng như học tập thật tốt các kiến thức của lớp 12 và ôn chương trình lớp 11. Dưới đây là đề thi thử môn Vật lý mà Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã tổng hợp lại cho các thí sinh.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lý – THPT Yên Lạc lần 1

Câu 1: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u=5cos(8πt-0,04πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t=3 s, ở điểm x=25cm, phần tử sóng có li độ là.

A. -2,5 cm.

B. -5,0 cm.

C. 5,0 cm.

D. 2,5 cm.

Câu 2: Một vật dao động theo phương trình: x = 4 cos( 5πt – 3π/4) (cm;s). Quãng đường vật đi từ thời điểm t1 = 0s đến t2 = 6s là:

A. 339,4cm

B. 333,8cm

C. 331,4cm

D. 337,5 cm

Câu 3: Một sóng cơ có tần số 50Hz truyền theo phương Ox có tốc độ 30 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương Ox mà dao động của các phần tử môi trường tại đó lệch pha nhau π/3 bằng:

A. 20 cm

B. 10cm

C. 5cm

D. 60cm

Câu 4: Con lắc dao động điều hòa với chu kỳ T = 1,5s, biên độ A = 4cm, pha ban đầu là 5π/6. Tính từ lúc t = 0, vật có tọa độ x = – 2cm lần thứ 2005 vào thời điểm nào:

A. 1503,375s

B. 1503,25s

C. 1502,275s

D. 1503s

Câu 5: Chỉ ra câu đúng. Âm La của cây đàn ghita và của cái kèn không thể cùng:

A. Mức cường độ âm

B. Đồ thị dao động âm

C. Cường độ âm

D. Tần số

Câu 6: Cho một sợi dây đang có sóng dừng với tần số góc =20rad/s. Trên dây A là một nút sóng, điểm B là bụng sóng gần A nhất, điểm C giữa A và B. Khi sơi dây duỗi thẳng thì khoảng cách AB=9cm và AB =3AC. Khi sợi dây biến dạng nhiều nhất thì khoảng cách giữa A và C là 5cm. Tốc độ dao động của điểm B khi nó qua vị trí có li độ bằng lần biên độ của điểm C là:

A. 160cm/s

B. 80cm/s

C. 160cm/s

D. 80

Câu 7: Một lò xo nhẹ có k = 100N/m treo thẳng đứng, đầu dưới treo hai vật nặng m1 = m2 = 100g. Khoảng cách từ m2 tới mặt đất là h = (m). Bỏ qua khoảng cách hai vật. Khi hệ đang đứng yên ta đốt dây nối hai vật. Hỏi khi vật m2 chạm đất thì m1 đã đi được quãng đường bằng bao nhiêu?

Đề thi thử THPT quốc gia môn Vật lý năm 2018

A. s = 4,5cm

B. s = 3,5cm

C. s = 3,25cm

D. s = 4,25cm

Câu 8: Trong giao thoa sóng cơ, cho λ là bước sóng thì khoảng cách giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn nối hai nguồn là:

A. λ

B. λ/8

C. λ/4

D. λ/2

Câu 9: Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp us1 = 1,5 cos  và us1 = 2cos (5t) cm dao động vuông góc với mặt thoáng chất lỏng. Nếu cho rằng sóng truyền đi với biên độ không thay đổi thì tại một điểm M cách hai nguồn những khoảng d1 =5,75λ và d2 = 9,75λ sẽ có biên độ dao động:

A. AM = 0,51cm

B. AM = 3,04cm

C. AM = 3,91cm

D. AM = 2,5cm

Câu 10: Chọn câu SAI.

Trên thân một tụ điện có ghi: 470µF – 16V.

A. 470µF giá trị điện dung của tụ

B. Trong thực tế khi lắp tụ vào một mạch điện có điện áp U người ta chọn tụ có điện áp giới hạn cao gấp khoảng 1,4 lần. Ví dụ: mạch 12V lắp tụ 16V, mạch 24V lắp tụ 35V…

C. Số liệu này cho biết khi nạp tụ với điện áp 16V thì điện dung của tụ bằng 470µF .

D. 16V là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ hỏng.

Câu 11: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng là 10 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100 g dao động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt phẳng ngang là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Đưa vật nhỏ của con lắc tới vị trí để lò xo bị nén 5 cm rồi buông nhẹ. Chọn mốc tính thế năng ứng với trạng thái lò xo không biến dạng. Khi lò xo không biến dạng lần thứ 2 (kể từ khi buông vật), cơ năng của con lắc.

A. 0,15 mJ

B. 0,25 mJ

C. 1,5 mJ

D. 2,5 mJ

Câu 12: Một vật dao động điều hòa với phương trình: x = 5cos( 2πt – π/6) (cm; s). Cho π2 = 10. Gia tốc của vật ở li độ x = 3cm là:

A. – 12m/s2

B. – 120cm/s2

C. 1,2cm/s2

D. 12cm/s2

Câu 13: Trong âm nhạc các nốt Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đô được sắp xếp theo thứ tự:

A. Tăng dần độ cao (tần số)

B. Giảm dần độ cao (tần số)

C. Tăng dần độ to

D. Giảm dần độ to

Câu 14: Khi âm thanh truyền từ nước ra không khı́ thì:

A. Bước sóng tăng, tần số không đổi.

B. Bước sóng giảm, tần số tăng.

C. Bước sóng giảm, tần số không đổi.

D. Bước sóng tăng, tần số tăng.

Câu 15: Một sóng hình sin truyền theo trục x có phương trình là, trong đó u và x tính bằng cm, t tính giây. Sóng này có bước sóng là:

A. 200cm

B. 150cm

C. 100cm

D. 50cm

Câu 16: Một nguồn âm đăng hướng đặt tại điểm O trong một môi trường không hấp thụ âm. Cường độ âm tại điểm A cách O một đoạn 1m là IA=10-6 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn I0=10-12 W/m2. Khoảng cách từ nguồn âm đến điểm mà tại đó mức cường độ âm bằng 0 là.

A. 3000m.

B. 750m.

C. 2000m.

D. 1000m.

Câu 17: Một con lắc đơn treo vật nhỏ m = 0,01kg tích điện q = + 5µC. Con lắc dao động điều hòa với biên độ góc α0 = 0,14rad trong điện trường đều có E = 104 V/m, véc tơ E thẳng đứng hướng xuống. Lấy g = 10m/s2. Lực căng dây treo tại vị trí con lắc có li độ góc α = xấp xỉ bằng:

A. 0,152N

B. 0,102N

C. 0,263N

D. 0,051N

Câu 18: Một bóng đèn ghi 6V – 12W mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua bóng là:

A. 6A

B. 12A

C. 1A

D. 2A

Câu 19: Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha có tần số ℓà 10 Hz. M ℓà điểm cực tiểu có khoảng cách đến nguồn 1 ℓà d1 = 25 cm và cách nguồn 2 ℓà d2 = 40 cm. Biết giữa M và đường trung trực còn có 1 cực đại nữa. Xác định vận tốc truyền sóng trên mặt nước.

A. 100 cm/s

B. 75cm/s

C. 50 cm/s

D. 150cm/s

Câu 20: Một con lắc lò xo có cơ năng W = 0,9 J và biên độ dao động A = 15 cm. Hỏi động năng của con lắc tại li độ x = -5cm là bao nhiêu ?

A. 0,8 J

B. 0,3 J

C. 0,6 J

D. Không xác định được vì chưa biết độ cứng của lò xo

Câu 21: Một nguồn âm đặt ở miệng một ống hình trụ có đáy bịt kín. Tăng dần tần số của nguồn bắt đầu từ giá trị 0. Khi tần số nhận các giá trị f1 và tiếp theo là f2 ; f3; f4 thì ta nghe được âm to nhất. Chọn tỷ số đúng:

A. frac{f_2}{f_4}= frac{3}{7}

B.frac{f_3}{f_1}= 3

C. frac{f_2}{f1}= frac{3}{2}

D. frac{f_4}{f_1}= 4

Câu 22: Một con lắc lò xo nằm ngang có tần số góc dao động riêng = 10 rad/s. Tác dụng vào vật nặng theo phương của trục lò xo, một ngoại lực biến thiên Fn = F0cos(20t) N. Sau một thời gian vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Khi vật qua li độ x = 3 cm thì tốc độ của vật là?

A. 40 cm/s.

B. 60 cm/s.

C. 80 cm/s.

D. 30 cm/s.

Câu 23: Sóng dừng là?

A. Sóng không lan truyền nữa do bị một vật cản chặn lại

B. Sóng trên một sợi dây mà hai đầu dây được giữ cố định

C. Sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường

D. sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ

Câu 24: Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Khi vật m của con lắc đang qua vị trí có li độ x = -2 cm thì thế năng con lắc là bao nhiêu ?

A. – 0,008J

B. 0,016J

C. – 0,016J

D. 0,008J

Câu 25: Cho đồ thị hai dao động điều hòa như hình vẽ. Độ lệch pha của chúng là:

Đề thi thử THPT quốc gia môn Vật lý năm 2018

Câu 26: Cho phương trình của dao động điều hòa: x= 5cos(4πt) cm. Biên độ và pha ban đầu của dao động là bao nhiêu ?

A. 5cm; 4π rad

B. 5cm; (4πt) rad

C. 5cm; 0 rad

D. 5cm; π rad

Câu 27: Một ứng dụng của sóng dừng là đo tốc độ truyền âm trong không khí. Một nhóm học sinh dùng một ống thủy tinh hình trụ đặt thẳng đứng, phần dưới chứa nước có thể thay đổi độ cao( hình vẽ), phần trên là cột khí, sát miệng ống đặt một âm thoa dao động với tần số 550 Hz. Ban đầu khi cột khí trong ống cao 50cm thì ở miệng ống nghe thấy âm to nhất. Hạ thấp dần mực nước tới khi chiều dài khí trong ống là 80cm lại nghe thấy âm to nhất. Hỏi nhóm học sinh đó tính được tốc độ truyền âm trong không khí bằng bao nhiêu?

Đề thi thử THPT quốc gia môn Vật lý năm 2018

A. 315 m/s

B. 315 cm/s

C. 330 cm/s

D. 330 m/s

Câu 28: Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biểu thức lực hồi phục của con lắc có dạng:

A. F = 1/K

B. F = – kx

C. F = -1/K

D. F = kx

Câu 29: Tại mặt nước có hai nguồn sóng cơ A và B dao động cùng phương, cùng pha, cùng tần số 10 Hz. Biết khoảng cách AB = 18 cm, tốc độ truyền sóng trên mặt nước v = 25 cm/s. Gọi C là một điểm tại mặt nước sao cho CBA tạo thành tam giác vuông cân tại B. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AC là:

A. 8.

B. 11.

C. 9.

D. 10.

Câu 30: Một vật treo vào lò xo nhẹ làm nó dãn ra 4cm tại vị trí cân bằng. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng xung quanh vị trí cân bằng. Lực đàn hồi tác dụng vào vật có giá trị cực đại và cực tiểu lần lượt là 10N và 6N. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20cm. Hỏi trong quá trình dao động lò xo dài nhất và ngắn nhất bằng bao nhiêu? Cho g = π2 = 10 m/s2.

A. 25cm và 24cm

B. 24cm và 23cm

C. 26cm và 24cm

D. 25cm và 23cm

Câu 31: Xét một vectơ OM quay có những đặc điểm sau

– Có độ lớn bằng 2 đơn vị chiều dài

– Quay quanh O với tốc độ góc 1 rad/s

– Tại thời điểm t = 0 vectơ OM→ hợp với trục Ox bằng 300

Hỏi vectơ quay biểu diễn phương trình của dao động điều hòa nào?

Đề thi thử THPT quốc gia môn Vật lý năm 2018

Câu 32: Một điểm sáng S nằm trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm, cách thấu kính 15cm. Cho điểm sáng S dao động điều hòa theo phương vuông góc với trục chính của thấu kính quanh vị trí ban đầu với biên độ 4cm. Gọi S’ là ảnh của S qua thấu kính. S’ dao động điều hòa với:

A. Biên độ 6cm và cùng pha với S

B. Biên độ 8cm và ngược pha với S

C. Biên độ 8cm và cùng pha với S

D. Biên độ 6cm và ngược pha với S

Câu 33: Sóng dọc không truyền được trong:

A. Không khí

B. Nước

C. Chân không

D. Kim loại

Câu 34: Trên bề mặt chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 100cm dao động ngược pha, cùng chu kì 0,1s. Biết tốc độ truyền sóng là v = 3 m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng qua điểm N và vuông góc với AB (biết N nằm trên AB và cách A là 10cm và cách B là 90cm). Để tại M có biên độ cực tiểu thì M cách AB một khoảng nhỏ nhất bằng bao?nhiêu?

A. 24,3 cm

B. 42,6 cm

C. 51,2 cm

D. 35,3 cm

Câu 35: Dưới tác dụng của một lực có dạng: F = 0,8cos(5t – π/2) N, vật có khối lượng m = 400g dao động điều hòa. Tìm biên độ dao động.

A. 20cm

B. 32cm

C. 8cm

D. 12cm

Câu 36: Một lò xo giãn ra 2,5 cm khi treo và nó một vật có khối lượng 250 g. Chu kì của con lắc được tạo thành như vậy là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2.

A. 10 s

B. 1 s

C. 0,31 s

D. 126 s

Câu 37: Cho hệ như hình vẽ. Khung dây không điện trở ABCD có AB //ED đặt nằm ngang; tụ có C = 10-7F, lò xo nhẹ có độ cứngk = 100N/m, đoạn dây dài l = 20cm tiếp xúc với khung và có thể chuyển động tịnh tiến dọc theo khung không ma sát. Hệ đặt trong từ trường đều có B vuông góc với mặt phẳng khung, độ lớn B= 104 T. Tịnh tiến MN khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi buông ra. Sau đó MN dao động điều hòa. Tìm tần số góc của dao động.

A. 5π rad/s

B. 2,5π rad/s

C. 3,5π rad/s

D. 6 π rad/ s

Đề thi thử THPT quốc gia môn Vật lý năm 2018

Câu 38: Chất điểm dao động điều hòa với phương trình: x = 6cos( 10t – 3π/2) cm. Li độ của chất điểm khi pha dao động bằng 2π/3 là :

A. – 3sqrt{3} cm

B. – 3cm

C. 3 cm

D. 3cm

Câu 39: Công thức liên hệ giữa tốc độ sóng v, bước sóng l, chu kì T và tần số f của sóng:

Đề thi thử THPT quốc gia môn Vật lý năm 2018

Câu 40: Ứng dụng nào sau đây không phải của siêu âm?

A. Chẩn đoán hình ảnh

B. Tán sỏi thận

C. Làm thước đo

D. Chụp X quang

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lý – THPT Yên Lạc lần 1

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án
1 B 11 C 21 A 31 C
2 A 12 B 22 C 32 B
3 B 13 A 23 D 33 C
4 A 14 C 24 D 34 D
5 B 15 C 25 A 35 C
6 B 16 D 26 C 36 C
7 A 17 A 27 D 37 A
8 D 18 D 28 B 38 B
9 B 19 A 29 D 39 B
10 C 20 A 30 D 40 D