Bạn “trả giá” thế nào cho bác sĩ?

2638

“Bác sĩ là người mong muốn nhất người bệnh của mình khỏe lại, điều đó đánh giá một cách mạnh mẽ nhất giá trị của một bác sĩ…”

Bác sĩ vất vả lắm ai ơi!

Bác sĩ vất vả lắm ai ơi!

Tâm sự này là của bác sĩ Nguyễn Việt Hùng – Cựu sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ để nói về thực trạng mà có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có: “phong bì hay quà biếu bác sĩ và người nhà bác sĩ”.

“Tục phong bì” chỉ có ở Việt Nam

Từ góc nhìn của một người công tác trong ngày y tế, hằng ngày chiến đấu với tử thần để mang lại sự sống cho người bệnh, bác sĩ Hùng tâm sự, cho đến cuối cùng giá trị lớn nhất mà người bác sĩ nhận được là sự thanh thản khi lặng nhìn người bệnh ra viện khỏe mạnh. Sau những giờ tăng ca, những ‘trận chiến khốc liệt với “tử thần” khiến anh kiệt sức để anh phải bật thốt “kiệt sức rồi đâu cũng là giường”.

Nhưng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đâu hiểu được áp lực, nỗi vất vả của các bác sĩ. Và rồi khi ra viện họ trả giá bác sĩ vì thái độ trước và trong điều trị bằng phong bì hay quà biếu. Với những trường hợp như vậy một đồng bác sĩ Hùng cũng không nhận. Bởi vì anh biết “nhận thêm một đồng tôi cũng chẳng giàu thêm, nhưng tôi khiến giá trị của bản thân cũng như của cả ngành trong mắt họ chẳng còn là gì cả”.

Giá trị của việc có người thân làm bác sĩ

Khi bạn có người thân, quen làm bác sĩ, lợi điểm của bạn là sẽ được tham vấn chuyên môn, nơi nào nên tới, bác sĩ nào là chuyên môn vững về lĩnh vực đó. Hướng dẫn bạn để tránh trường hợp “có bệnh vái tứ phương” để chỉ “vái” về một phương thôi. Điều này là sự tham vấn rất có lợi và hữu ích.

Tuy nhiên, nên nhớ rằng, bác sĩ luôn có lòng tự tôn, kinh nghiệm đúc rút thực tiễn khác nhau. Mỗi bác sĩ là một đơn nguyên điều trị khác nhau ít chịu sự chi phối của Bộ Y tế, Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện… mà họ làm việc dựa trên quy chuẩn chuyên môn, hướng dẫn, phác đồ điều trị… không những của Việt Nam mà là Quốc tế. Bởi thế, khi gửi gắm nhau, chúng tôi ngầm hiểu: bác cứ làm theo những gì chuyên môn bác nghĩ là tốt nhất nhé, chứ không hề can thiệp vào điều trị.

Để người nhà yên tâm. Chúng tôi hiểu, khi xã hội phát triển theo thiên hướng què cụt về nhận thức, ngay cả những người có tư duy, chứ đừng nói về mặt học thức thì phải chấp nhận sống chung với ‘lũ’…

Bạn “trả giá” thế nào cho bác sĩ?

Bạn “trả giá” thế nào cho bác sĩ?

Giá trị để “mua chuộc” một bác sĩ

Khi bạn cảm nhận ngành Y giống như một xã hội thì bạn sẽ hiểu rằng sẽ không có một thang đo chuẩn và một yêu cầu chuẩn cho một nền Y tế què cụt, một ngành què cụt trong một xã hội “què cụt” hiện nay. Vậy thì mọi thước đo của bạn sẽ đều lệch lạc. Đơn giản ngành Y là một xã hội thu nhỏ vậy thôi.

Bộ Y tế quy định không nhận tiền bạc, quà biếu trước, trong điều trị, còn sau thì có quyền……

Vậy bạn trả giá thế nào cho một bác sĩ?

Bác sĩ cũng vậy phải trải qua những tháng ngày ăn nằm bệnh viện, ngủ hành lang được phút nào hay phút đó, ăn được lúc nào hay lúc đó để có sức mà chiến đấu như tôi hay nói đùa với mấy cô điều dưỡng gặm được vài miếng là phải móc vài cái hậu môn rồi….

Nếu cho bạn bao nhiêu tiền thì bạn dám tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh thậm chí là những bệnh nhân lây nhiễm thì bạn sẽ hiểu giá trị của mấy cô điều dưỡng chăm sóc bạn họ được trả vài triệu đến 5 hay 6 triệu một tháng….

Có những bệnh nhân gửi gắm xong khi ra viện vì thái độ trước và trong điều trị họ gửi tôi phong bì hay quà biếu thì một đồng tôi cũng không nhận. Bởi vì tôi biết nhận thêm một đồng tôi cũng chẳng giàu thêm, nhưng tôi khiến giá trị của bản thân cũng như của cả ngành trong mắt họ chẳng còn là gì cả. Cho đến cuối cùng giá trị lớn nhất nhận được là sự thanh thản khi lặng nhìn người bệnh ra viện khỏe mạnh. Hơn ai hết, bác sĩ là người mong muốn nhất người bệnh của mình khỏe lại. Điều đó đánh giá một cách mạnh mẽ nhất “giá trị” của một bác sĩ…Một bác sĩ được nhiều người tin tưởng nhờ điều trị là một người bác sĩ giá trị, một bác sĩ giá trị thì không bao giờ sợ đói ăn…

Còn bạn, bạn trả giá thế nào cho bác sĩ?

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn