Bác sĩ không được phép mắc sai lầm?

1489

Chia sẻ từ vụ Bác sĩ BV Mắt TƯ gác chân lên ghế, có ý kiến cho rằng “Xã hội đòi hỏi ở ngành y chúng tôi quá cao, và khi có sự cố Y khoa xảy ra, bao giờ người ta cũng quy lỗi cho một cá nhân”.

Bác sĩ không được phép mắc sai lầm

Bác sĩ không được phép mắc sai lầm

Khi tai biến Y khoa xảy ra, người ta chỉ quy lỗi cho Bác sĩ

Câu chuyện của Bác sĩ Nguyễn Thị Minh, khoa Mắt Trẻ em của Bệnh viện Mắt Trung ương, ngồi gác chân lên ghế bị bố bệnh nhân quay clip đăng tải lên mạng xã hội những ngày qua đã lan truyền với tốc độ chóng mặt là một ví dụ điển hình cho cách giải quyết khi cá nhân mắc lỗi.

Với tư thế ngồi chưa được đẹp mắt của mình, bác sĩ Minh đã bị không ít người “dành tặng” những lời miệt thị, chê bai… Và hệ quả là bác sĩ Minh bị tạm đình chỉ công tác… Khi những sự việc xảy ra, người ta chỉ quy lỗi cho bác sĩ mà không đặt câu hỏi vì sao Bác sĩ lại “mắc lỗi” như vậy?

Bác sĩ không được phép mắc sai lầm?

Đó là một thực tế mà xã hội đòi hỏi ở ngành y quá cao. Ngay cả ngành công nghiệp hàng không, cũng nhận thấy điều đó là không thể, mà chắc chắn những sai lầm của họ sẽ gây ra hậu quả thảm khốc lớn gấp nhiều lần so với tai biến Y khoa. Và khi những sự cố Y khoa xảy ra, bao giờ người ta cũng quy lỗi cho một cá nhân. Điều đó hoàn toàn đúng, bởi lỗi luôn xuất phát từ một việc làm cụ thể. Cách giải quyết khi cá nhân mắc lỗi, bao giờ cũng bị tạm đình chỉ công tác, sau đó tùy theo mức độ lỗi mà thi hành kỉ luật, từ khiển trách cho đến đuổi việc.

Câu chuyện bác sĩ Nguyễn Thị Minh, khoa Mắt Trẻ em của Bệnh viện Mắt Trung ương, vừa bị bố bệnh nhân quay clip phát tán lên mạng Internet, là một ví dụ rất điển hình. Có thể hành động gác chân cao của bác sĩ Minh chỉ là lỗi ứng xử hoàn toàn cá nhân. Nhưng tại sao chúng ta không thử đặt ra giả thiết, một nữ bác sĩ còn 2 năm nữa về hưu, ngồi khám cả buổi cho hàng trăm bệnh nhân, lại toàn các cháu bé, cuối giờ bị bố bệnh nhân vào gây sự, rồi chỉ đạo bác sĩ phải khám thế nọ thế kia một cách vô lí, thì điều gì sẽ xảy ra?

Khi tai biến Y khoa xảy ra, người ta chỉ quy lỗi cho Bác sĩ

Khi tai biến Y khoa xảy ra, người ta chỉ quy lỗi cho Bác sĩ

Một Bác sĩ đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ: “Tôi đã khám cho không biết bao nhiêu bệnh nhân ở tuổi chị Minh, thấy đa số họ bị suy van tĩnh mạch chi dưới. Chỉ cần đứng một lúc lâu, hoặc ngồi một chỗ vài tiếng, là cảm giác kiến cắn râm ran và giòi bò trong xương như người nghiện. Tôi đã khuyên những bệnh nhân của tôi, là ngay cả khi ngồi làm việc, nếu có thể thì cũng nên thường xuyên gác chân cao. Và dù tôi có khuyên hay không, thì những người suy van tĩnh mạch chi cũng sẽ làm việc đó như một phản xạ”.

Có rất nhiều lí do như thế, để giải thích cho hành động tại sao bác sĩ Nguyễn Thị Minh gác chân cao khi phải trả lời những câu đôi co gây sự của người nhà bệnh nhân. Khi đoạn clip đăng tải trên mạng Internet, nó đã lan truyền chóng mặt. Người ta dành những lời miệt thị không chỉ với bác sĩ Minh, mà còn để sỉ nhục cả giới Y khoa. Và hệ quả là bác sĩ Minh bị tạm đình chỉ công tác…

Bác sĩ – những người đáng được trân trọng và thấu hiểu

Sức khỏe là quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Do đó, nghề bác sĩ – nghề mang lại sức khỏe và sự sống cho con người cũng giữ một vị trí hàng đầu trong xã hội.

Những người làm nghề Y bao giờ cũng tự hào về nghề nghiệp của mình. Họ chữa bệnh cứu người hay nói cách khác, họ mang lại bình yên hạnh phúc, giữ ngọn lửa cuộc sống cho mọi người. Với từng chuyên ngành riêng, các bác sĩ sẽ phối hợp với nhau để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Từ trẻ nhỏ cho tới người già, luôn quan tâm, tận tình chữa trị khi người bệnh có nhu cầu. Nhờ vậy, sức khỏe của mọi người luôn được đảm bảo, cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp và dễ dàng tận hưởng hơn.

Nghề nào cũng có những đặc trưng riêng của nó. Nghề bác sĩ cũng không ngoại lệ. Những người làm ngành Y luôn biết chấp nhận vất vả. Mỗi bác sĩ, y tá luôn luôn khẩn trương làm việc, tác phong nhanh nhẹn không kể đêm ngày. Họ phải suy nghĩ, lao động trí óc và chân tay không ngừng nghỉ. Có thể sự vất vả của các bác sĩ khó ai thấu hiểu.

Bác sĩ là những người đáng được trân trọng

Bác sĩ là những người đáng được trân trọng

“Lương y như từ mẫu” – lời Bác Hồ kính yêu răn dạy vẫn luôn khắc ghi trong lòng mỗi người làm ngành y. Chăm chỉ, cần cù trau dồi kinh nghiệm cũng là điều không thể thiếu. Hơn nữa, bác sĩ còn phải luôn sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu để tìm ra cách chữa bệnh mới, một loại thuốc mới… Thế mới hiểu, muốn trở thành một bác sĩ giỏi không phải là điều dễ dàng

Tóm lại, nghề bác sĩ là một nghề cao quý, đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Thiếu vắng nghề này, liệu xã hội có còn phát triển? Chắc chắn là không thể. Bởi vậy, chúng ta cần trân trọng và chia sẻ với những người Bác sĩ nói riêng và những người trong ngành Y nói chung. Ngành Y hay công việc bác sĩ vẫn luôn là sự lựa chọn khá đông đảo của nhiều học sinh, sinh viên ngày nay và Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chính là sự lựa chọn tin cậy cho các bạn có niềm đam mê với ngành Y Dược.

Nguồn: truongcaodangyduochanoi.edu.vn